【số liệu thống kê về rc lens gặp lille osc】Giá xăng chờ đầu tuần sẽ tăng?
Thị trường thế giới liên tục chứng kiến sự tăng giá mạnh của dầu thô mấy ngày qua,áxăngchờđầutuầnsẽtăsố liệu thống kê về rc lens gặp lille osc thậm chí ở phiên giao dịch cuối tuần trước, đã có lúc, thị trường London ghi nhận giá dầu Brent ở mức 40,39 USD/thùng.
Phiên giao dịch gần đây nhất là hôm 16/3, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 4/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 2,12 USD, tương ứng 5,8%, lên 38,46 USD/thùng, mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ 22/2.
Giá dầu Brent giao tháng 5/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,59 USD, tương đương 4,1%, lên 40,33 USD/thùng.
Nguyên nhân của việc tăng giá này là do quan chức OPEC tuyên bố Arab Saudi và các nước xuất khẩu dầu thô chủ chốt khác sẽ hạn chế sản lượng kể cả khi Iran không hợp tác.
Tính chung trong vòng hơn một tháng qua, giá dầu đã tăng khoảng 47%, tăng hơn 5 USD/thùng so với chu kỳ điều chỉnh giá lần trước của liên Bộ Công thương - Tài chính.
Giá xăng chờ đầu tuần sẽ tăng?
Tại thị trường trong nước, lần điều chỉnh giá gần đây nhất là hôm 4/3, Liên bộ Tài chính – Công thương đã quyết định giữ nguyên giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu dù trước đó đã có nhiều dự đoán về khả năng tăng giá xăng dầu.
Để bình ổn giá mặt hàng đặc biệt này, Liên bộ đã xả Quỹ bình ổn xăng dầu khi đó còn dư gần 4.000 tỷ đồng.
Với việc tăng giá dầu trên thế giới cộng với chu kỳ trước, giá xăng dầu trong nước chưa điều chỉnh tăng, dư luận lo ngại, áp lực tăng giá xăng dầu là rất lớn. Tuy nhiên, đúng ngày đáng lẽ phải điều chỉnh mặt hàng đặc biệt này (19/3), giá xăng dầu vẫn “đứng im”. Thay vào đó, Bộ Tài chính đề xuất lên Chính phủ, thay đổi cách xác định thuế nhập khẩu trong giá cơ sở điều hành giá bán lẻ xăng dầu. Theo đó, khi xác định giá cơ sở điều hành xăng dầu, thuế suất nhập khẩu của quý này được tính là bình quân gia quyền của các mức thuế tối huệ quốc (MFN) và biểu thuế của các hiệp định thương mại tự do (FTA, theo thực tế hàng hoá).
Việc này được hiểu là sau mỗi quý, cơ quan quản lý sẽ căn cứ trên lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu mối từ các thị trường khác nhau để đưa ra thuế suất trung bình, sử dụng trong công thức tính giá cơ sở để tính giá quý sau. Thời gian tính bình quân theo quý nhằm đảm bảo tính ổn định trong số liệu nhập khẩu.
Theo cách tính giá cơ sở trước đó, thuế nhập khẩu với dầu là 10%, xăng là 20% trong khi đó thuế nhập khẩu thực tế từ một số thị trường thấp hơn rất nhiều, thậm chí là bằng 0%. Cụ thể, theo cam kết hội nhập Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam áp dụng từ năm 2015 với dầu diesel và madut là 5% và từ 1/1/2016 là 0%. Ngoài ra, từ đầu năm nay, thuế nhập dầu diesel từ Hàn Quốc về Việt Nam cũng giảm về 5%, thuế xăng về 10%. ASEAN từ trước đến nay vẫn là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam.
Cách tính giá cơ sở này đã tạo ra một khoảng chênh 5-10% tiền thuế với diesel và 10% với xăng giữa đầu vào (doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách) và đầu ra (người tiêu dùng phải trả cho doanh nghiệp).
Để khỏa lấp lỗ hổng này, ngày 19/3, Bộ tài chính đã ra quyết định giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng dầu diezen, dầu hoả, mazut, nhiên liệu bay từ 10% và 13% xuống 7%; riêng xăng vẫn giữ ở mức 20%. Việc điều chỉnh thuế nhập khẩu các mặt hàng cũng làm giảm áp lực tăng giá “sốc” các mặt hàng này, tuy nhiên, thực hư thế nào có lẽ còn phải chờ đến đầu tuần. Bởi, không ít lần, kỳ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu rơi vào ngày nghỉ và đầu tuần là thời điểm để cơ quan này thông báo giá bán lẻ xăng dầu mới.