Thể thao

【giai laliga】Chật vật mưu sinh

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đế giai laliga

Dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến những lao động tự do,ậtvậtmưgiai laliga khiến nhiều người giảm thu nhập, thậm chí mất việc làm...

Khoảng 2 tuần, bà Yến mới đi mua phế liệu một lần, nhưng thu nhập cũng không được bao nhiêu.

Khó khăn chồng chất

Nhà ở phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, nhưng vì cuộc sống khó khăn, bà Trần Thị Hưởng cùng chồng qua thành phố Vị Thanh mưu sinh ngót cũng 20 năm. Cuộc mưu sinh của bà bắt đầu khoảng 5 giờ sáng, với xấp vé số trên tay cùng chiếc xe đạp, bà men theo các quán và chợ để bán từng tờ vé số, đến trưa thì về nấu cơm, hoặc có ngày bà đem cơm theo để ăn, bán đến chiều thì về. “Bán vé số đã lâu nhưng chưa bao giờ gặp tình trạng ế ẩm như hiện nay. Trước khi chưa có dịch bệnh mỗi ngày cũng kiếm được trăm nghìn đồng, lo cuộc sống hai vợ chồng già. Từ khi có dịch tới giờ kiếm không được bao nhiêu. Tôi càng ngày càng lớn tuổi rồi, cũng yếu, chân giờ cũng nhức mỏi ghê lắm mà cũng phải ráng đi”, bà Hưởng mệt mỏi cho biết.

Ở thành phố Vị Thanh, nhờ được người em cho ở đậu, vợ chồng bà Hưởng tuy không phải thuê trọ, nhưng chồng bà bị tai biến nhẹ cũng không thể đi làm.  Do đó, mọi chi phí trong nhà đều phụ thuộc vào thu nhập ít ỏi từ những tờ vé số bán được hàng ngày. Giờ đây, bà Hưởng mong sao dịch bệnh mau qua, cuộc sống trở lại bình thường, để những lao động nghèo khó như bà đỡ vất vả.

Vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, những người chạy xe ôm cũng bị thu hẹp “đất sống”. Ngồi kế bên chiếc xe gắn máy, ông Hồ Minh Tâm, ở khu vực 2, phường VII, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Chưa được 6 giờ sáng là tôi chạy xe ra đây rồi (ở trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Bây giờ hết buổi sáng rồi mà chạy mới được có một chuyến hà, được 10.000 đồng. Nói thiệt với cô là hai buổi chiều rồi, tôi chỉ ăn mì gói. Dịch bệnh, người dân hạn chế đi lại, dân xe ôm tụi tôi thu nhập có được nhiêu đâu, có ngày được 40.000-50.000 đồng, thậm chí có ngày ngồi đợi từ sáng đến chiều cũng chẳng ai đi”.

Ông Tâm sống có mình, không có ruộng nương, mọi thu nhập đều phụ thuộc vào công việc này. Vì thế, trước ảnh hưởng của dịch bệnh, cuộc sống của ông vốn đã khó khăn nay lại càng chật vật hơn. Mới đây, chiếc xe gắn máy của ông bị hư chi phí sửa xe hết 2 triệu đồng, nhưng ông không có tiền phải hỏi mượn bạn bè. Với tình hình này, ông Tâm lo lắng không biết bao giờ mới trả nổi số nợ. “Dịch bệnh cứ kéo dài mãi, không biết dân xe ôm tụi tôi phải sống làm sao”, ông Tâm thở dài.

Mong dịch bệnh mau qua

Dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến lao động của mọi ngành nghề. Trong hoàn cảnh khó khăn chung, những lao động tự do xác định tự mình thắt chặt chi tiêu, cầm cự qua ngày. Bà Lê Thị Mỹ Yến, ở khu vực 2, phường V, thành phố Vị Thanh, bộc bạch: “Nếu như trước đây hai, ba ngày tôi thu mua phế liệu rồi bán lại, cũng lời được vài chục đến trên trăm nghìn đồng, thì nay hai tuần mới đi mua một lần, nhưng thu nhập cũng chỉ được vài chục nghìn đồng. Mưu sinh bây giờ khó khăn quá”. Đâu chỉ có vậy, thời gian qua, một số công trình xây dựng tạm dừng nên công việc phụ hồ của chồng bà cũng không có, vì thế, cuộc sống càng thêm chật vật. “Thu nhập giảm sút, mặc dù gia đình đã hạn chế chi tiêu đến mức tối thiểu nhưng vẫn cứ thiếu trước hụt sau”, bà Yến trải lòng. Trò chuyện ít câu, bà Yến tiếp tục đẩy chiếc xe chở đồ phế liệu quanh các tuyến đường, ngõ hẻm để nhặt nhạnh những thứ gì có thể bán được, hy vọng có thêm chút thu nhập cho gia đình.

Trước tình hình khó khăn, giải pháp tốt nhất mà những người lao động tự do lựa chọn là thắt lưng buộc bụng, dè sẻn các chi tiêu trong gia đình. “Nếu như trước đây mỗi ngày xài 50.000 đồng, thì nay giảm còn 30.000 đồng. Rồi còn tiết kiệm thêm điện, nước, các chi phí sinh hoạt khác trong gia đình”, chị Nguyễn Thị Phương, ở ấp 2, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, bán vé số bộc bạch.

Những lao động may mắn còn có việc làm thì luôn cố gắng dè sẻn chi tiêu, giảm mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày. Còn với những lao động bị thất nghiệp, mất việc thì khó khăn càng nhân lên bội phần, nhất là với lao động sống xa gia đình, phải ở trọ. Giờ đây, mọi người mong sao dịch bệnh sớm được đẩy lùi, mọi sinh hoạt trở về như cũ, người lao động nghèo có việc làm, có thu nhập để cuộc sống không còn đối diện cảnh thiếu hụt, lo toan...

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap