Tim Martin,ướcAnhsẽmấtkhảnănggiaodịchbằngđồngEuronếuquyếtđịnhrờikhỏkết quả ngoại hạng anh sáng nay chủ quán rượu JD Wetherspoon có tiếng tại Vương quốc Anh là một trong những người ủng hộ nước này rời bỏ EU. Trong một bức thư kèm theo báo cáo thu nhập của cửa hàng mình vào tuần trước, Martin đã chỉ ra rằng khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra: Rõ ràng, nếu Anh quyết định rời khỏi EU, điều đó sẽ có lợi cho kinh tế của Anh và các quốc gia láng giềng có mối quan hệ thân thiết với Anh, kinh doanh thương mại vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ, bao gồm cả thương mại tự do, và cả tự do di chuyển lao động quốc tế.
Quan điểm đó có thể là rất lạc quan. Tuy nhiên, hậu quả của một quyết định chống EU sẽ là bất cứ điều gì, sẽ không còn là sự thiện chí nữa vì ít nhất Đức và Pháp sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn các quốc gia khác có tư tưởng hình thành một khu vực riêng, bên ngoài Liên minh châu Âu.
London đang sở hữu 40% tổng lượng giao dịch tiền tệ trên toàn cầu. Gần một nửa số doanh nghiệp lớn trên thế giới trao đổi tỷ giá, lãi suất tại thành phố này, cũng như 1/3 các giao dịch cổ phiếu châu Âu được thực hiện tại đây. Mặc dù Anh đã có nhiều nỗ lực để có thể duy trì thương mại bằng đồng Euro nếu Brexit xảy ra (ám chỉ Anh rời khỏi EU, là liên từ giữa “Britain” và “exit”), nhưng Thống đốc của Ngân hàng Pháp Christian Noyer đã tuyên bố mạnh mẽ rằng: Rất khó để cho các thành viên sử dụng đồng tiền chung Euro chấp nhận rằng tiền của chúng tôi được giao dịch phần lớn bên ngoài lãnh thổ EU, nằm ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng Trung ương châu Âu và các tổ chức điều tiết đồng tiền chung Euro. Điều đó chỉ có thể được chấp nhận được nếu Vương quốc Anh là một thành viên của EU, chấp nhận tham gia, hợp tác với các cơ quan quản lý châu Âu.
Thực tế là thay vì tập trung tại London, Brexit còn có nghĩa là sẽ có nhiều giao dịch khác tại châu Âu được thực hiện qua nhiều thành phố. Deutsche Boerse của Đức là một ví dụ điển hình, khi cố gắng kết hợp với Tập đoàn chứng khoán London (London Stock Exchange) để trở thành nơi thực hiện giao dịch chứng khoán lớn nhất ở châu Âu. Vì vậy, không khó để dự đoán rằng, đến khi đó, chứng khoán giao dịch bằng đồng Euro sẽ lại dịch chuyển từ London đến Frankfurt.
Tương lai của thương mại châu Âu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các quy định có hiệu lực sau khi Anh rời khỏi EU. Chính phủ Pháp được xem là đi đầu trong các dự án tại châu Âu trong nhiều thập kỷ và từng chứng kiến giao dịch bằng đồng euro gặp khó khăn trong 1/4 thế kỷ qua, sẽ nắm bắt cơ hội này để kéo giao dịch bằng đồng Euro từ London giảm mạnh. Bằng cách đưa ra các quy định khiến các quốc gia khác phải tuân thủ trong khu vực đồng tiền chung Euro, Pháp có thể sẽ nổi lên là một thủ đô tài chính mới chi phối bầu trời châu Âu.