La liga

【barcelona vs athletic club】Làm GAP trồng trọt

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:Câu chuyện lớn này đã đến lúc phải chia thành nhiều câu chuy barcelona vs athletic club

Câu chuyện lớn này đã đến lúc phải chia thành nhiều câu chuyện nhỏ,ồngtrọbarcelona vs athletic club để phân kỳ và đầu tư thực hiện, nhằm hướng đến làm GAP thật sự bền vững, là điểm tựa cho nền nông nghiệp hiện đại tại Hậu Giang...

Cần có sự chung tay từ nhiều phía để việc sản xuất nông nghiệp theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP được bền vững hơn.

Bài 3: Làm GAP bền vững

Để mở rộng diện tích và làm GAP bền vững là một câu chuyện lớn của nền nông nghiệp tỉnh nhà. Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên khả thi hơn khi có những sự nỗ lực và chung tay từ nhiều phía.

Phải thay đổi tư duy…

Năm 2014, khi những cây dưa lưới đầu tiên có mặt ở ấp Tân Long B, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, thì những cây dưa lưới đã được trồng trong nhà màng theo hướng sạch, an toàn. Đến năm 2019, khi HTX dưa lưới Thuận Phát triển khai mô hình trồng dưa lưới theo chuẩn GlobalGAP, các xã viên không gặp nhiều bỡ ngỡ do đã quen với phương thức canh tác mới, hiện đại. Đó là tiền đề quan trọng để hợp tác xã thực hiện đạt 252 tiêu chuẩn mà GlobalGAP đề ra.

HTX Nông nghiệp - Thương mại dịch vụ Thạnh Tiến, ở xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh đang có 15ha đất trồng khóm theo chuẩn GlobalGAP. Hầu hết các xã viên tham gia mô hình đều tự tin thực hiện bởi nó không quá khác biệt so với cách canh tác của họ trước đây. “Từ năm 2018, khi mới thành lập HTX, chúng tôi đã quy định các xã viên phải trồng khóm theo hướng sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, không phân thuốc hóa học. Do đó, khi áp dụng GlobalGAP các xã viên đều không gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ”, ông Trần Văn Bá, Giám đốc HTX Nông nghiệp - Thương mại dịch vụ Thạnh Tiến, cho biết. Vì vậy, người nông dân muốn làm GAP dễ dàng và hiệu quả thì phải làm quen với các tiêu chuẩn ngay từ ban đầu và áp dụng thường xuyên, liên tục để tạo sự xuyên suốt, đồng bộ trong sản xuất.

Tư duy sản xuất nông nghiệp chính là điểm then chốt, quyết định hướng sản xuất và chất lượng sản phẩm đầu ra. Theo ông Nguyễn Văn Thích, Giám đốc HTX Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy: “Ngày xưa, nông dân ta chỉ làm và bán những gì mà chúng ta có. Còn bây giờ chúng ta nên làm những gì mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP với việc liên kết, tạo mã vùng sẽ giúp phát huy giá trị của sản phẩm. Còn nếu cứ làm theo truyền thống ngày xưa thì muôn đời không phát triển được”. Với tư duy đó, HTX đã làm nên thương hiệu “Gạo sạch Vị Thủy” đạt chuẩn VietGAP nức tiếng gần xa và là một niềm tự hào của nền nông nghiệp Hậu Giang.

Từ câu chuyện đó cho thấy: Mỗi người nông dân cần phải thay đổi tư duy sản xuất, từ bỏ những phương thức sản xuất lạc hậu, lỗi thời và làm quen với hình thức sản xuất mới dựa trên việc thực hiện các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Cần sự chung tay

Làm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là một câu chuyện lớn, cần có sự phối hợp từ nhiều phía như nhà nông, nhà quản lý, nhà khoa học và các doanh nghiệp. Trong đó, sự chỉ đạo, quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động này. Bên cạnh các dự án lớn của tỉnh, hiện tại hầu hết các huyện, thị, thành phố đều đang có các dự án, mô hình xây dựng chuẩn hoặc đang tiến hành hoạt động xin cấp lại chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp nổi bật của đơn vị. Tiêu biểu là huyện Châu Thành đã đặt ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể là đến năm 2025, huyện phấn đấu có 2.200ha đất trồng cây ăn trái của huyện đạt tiêu chuẩn GAP. Điều này thể hiện sự quan tâm, chú trọng của nhà quản lý dành cho việc sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP.

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ của tỉnh là một trong những đơn vị đã và đang chủ trì thực hiện nhiều dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP trên địa bàn tỉnh. Bà Nguyễn Thị Kiều, Giám đốc Trung tâm, đồng thời là chủ nhiệm của nhiều dự án, cho biết: “Trung tâm đang chủ trì thực hiện 6 dự án xây dựng chuẩn VietGAP, GlobalGAP cho các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tham gia các dự án, nông hộ sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí cho các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như cây giống, phân bón và các loại chế phẩm sinh học; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí chứng nhận và phân tích mẫu theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, nông hộ tham gia còn được tập huấn về kỹ thuật canh tác, nâng cao kiến thức sản xuất”. Những dự án này chính là cơ hội để người nông dân được làm GAP một cách bài bản và hiệu quả.

Ngoài ra, khi tham gia các dự án sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, người nông dân còn được kết nối với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản. Từ đó, tạo nên mối liên kết chặt chẽ 4 Nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp và Nhà khoa học) giúp nông dân tham gia vào hệ thống chuỗi giá trị hàng hóa nông sản. Đồng thời, các dự án còn hỗ trợ người nông dân được tập huấn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain, góp phần chuyển đổi số trong sản xuất tại tỉnh Hậu Giang. Đây là nguồn động lực lớn để người nông dân vững tin áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Với sự hỗ trợ từ nhiều phía, người nông dân có thêm sự tự tin để áp dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP. Ảnh: Trung Quân

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang, cho biết thêm: “Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, GlobalGAP thông qua các hoạt động khuyến nông và các chương trình, dự án như Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé; Dự án VnSAT,… Đồng thời, hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc và tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại qua các kỳ hội chợ, hội thảo, đăng thông tin trên sàn giao dịch điện tử,… nhằm kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân”.

Với sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, các sở, ngành, sự vào cuộc của các doanh nghiệp tiêu thụ và sự thay đổi trong tư duy sản xuất của người nông dân sẽ giúp cho ngày càng nhiều diện tích đất trồng trọt ở Hậu Giang đạt chuẩn và giữ vững chuẩn VietGAP, GlobalGAP, góp phần giúp cho nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển hơn!

Thay đổi tư duy trồng trọt, cách góp phần làm nên thương hiệu “Gạo sạch Vị Thủy” vang danh

 

Theo ông Nguyễn Văn Thích, Giám đốc HTX Tân Long (xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy): “Ngày xưa, nông dân ta chỉ làm và bán những gì mà chúng ta có, còn bây giờ chúng ta nên làm những gì mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP với việc liên kết, tạo mã vùng sẽ giúp phát huy giá trị của sản phẩm. Còn nếu cứ làm theo truyền thống ngày xưa thì muôn đời không phát triển được”. Với tư duy đó, HTX này đã làm nên thương hiệu “Gạo sạch Vị Thủy” đạt chuẩn VietGAP nức tiếng gần xa và là một niềm tự hào của nền nông nghiệp Hậu Giang.

 

ĐANG THƯ

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap