【bxh giải nga】Bạo lực học đường gia tăng: Trách nhiệm không chỉ của nhà trường
Nhiều gia đình mải lo kinh tế mà giao phó việc giáo dục con cho nhà trường. (Ảnh chỉ có tính minh họa) |
Song,ạolựchọcđườnggiatăngTráchnhiệmkhôngchỉcủanhàtrườbxh giải nga ngoài việc học tập ở trường, các em còn chịu ảnh hưởng từ môi trường sống, gia đình và các mối quan hệ ở bên ngoài. Như vậy, không chỉ nhà trường có trách nhiệm trong việc ngăn chặn bạo lực học đường mà cần phải có sự chung tay của gia đình và xã hội.
Gia đình đặc biệt quan trọng!
Thời gian qua liên tiếp xảy ra vụ việc bạo lực học đường có tính chất nghiêm trọng, như: 5 nữ sinh ở trường THCS Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) đánh dã man một học sinh nữ; một nữ sinh lớp 11, trường THCS&THPT Lê Thánh Tông (TP Hạ Long, Quảng Ninh) bị nhóm 10 người đánh phải nhập viện…
Nói về những nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vụ bạo lực học đường, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lí giáo dục Hà Nội phân tích: Một mặt, do sự phát triển tâm sinh lí học sinh. Hiện nay, học sinh đang bị ảnh hưởng nhiều từ mạng xã hội, từ hành vi của người lớn nên có các em những hành vi quá mức cần thiết. Mặt khác, do các em đã không được giáo dục đầy đủ từ phía gia đình và nhà trường. Vấn đề quản lý giáo dục của nhà trường và gia đình chưa thực sự hiệu quả. Nhiều gia đình có tâm lý "trăm sự nhờ thầy cô, trăm sự nhờ nhà trường", thế nhưng, hiện vai trò của giáo viên chủ nhiệm chưa được đánh giá cao. Cùng với đó, công tác bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm chưa được chú trọng. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, việc dạy học trò không phải chỉ là quát mắng, mà phải tâm sự, chia sẻ, do đó, giáo viên chủ nhiệm phải có kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng về giáo dục tâm lý.
Thực tế cho thấy, gia đình là một mắt xích quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Tuy nhiên, do mải lo kinh tế mà nhiều gia đình đã đẩy việc giáo dục con cho giáo viên và nhà trường. Theo PGS.TS Trần Thành Nam, giảng viên trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường có trách nhiệm của nhiều bên: Gia đình, nhà trường, cộng đồng, tổ chức xã hội và địa phương.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, các nghiên cứu đã chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thường liên quan đến việc cha mẹ cũng sử dụng bạo lực; cha mẹ cũng phụ thuộc vào tâm lý, trình độ nên nhiều khi cũng không kiểm soát được hành vi; cha mẹ không tạo được mối tình cảm với con vì vậy làm cho các con cảm thấy bất an. Bên cạnh đó, vì cha mẹ không phải tấm gương tốt, làm mẫu hành vi cho con nên đứa trẻ tập nhiễm hành vi bạo lực của bố mẹ, nhìn nhận hành vi đó là bình thường.
Nghiên cứu chỉ ra, chức năng của gia đình kém, bố mẹ không thường xuyên nhất quán trong dạy bảo con, không kiểm soát được con. Ví dụ, cha mẹ bỏ mặc hoặc kỷ luật quá khắc nghiệt dẫn đến hành vi bạo lực của con cái. Bản thân bố mẹ cũng phải nhìn thấy trách nhiệm mình phải quản lý kênh truyền thông tác động đến con cái. Ví dụ, phim ảnh con xem có nội dung bạo lực hoặc nội dung không phù hợp không kiểm soát được; tác động của mạng xã hội; video trên Youtube.
Lối sống hiện đại với công nghệ tiên tiến cũng đang tác động đến hành vi của trẻ. Ông Ngô Văn Nam, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhận định, trong xã hội hiện nay, mạng xã hội cũng có tác động rất mạnh đến các em, là nguyên nhân quan trọng hình thành lối sống.
Đẩy mạnh các kết nối
Bạo lực học đường không chỉ là bạo lực giữa học sinh với nhau mà con là bạo lực của giáo viên với học sinh, thậm chí giáo viên dâm ô với học sinh hay phụ huynh bạo lực giáo viên. Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ngành giáo dục có vai trò quan trọng để ngăn chặn bạo lực học đường.
Ông Nam đề xuất các giải pháp cụ thể: Thứ nhất, các em đến trường phải được học về pháp lý, bài học này là một phần của những bài học về công dân. Cần dạy bằng việc nêu gương, dạy biết sợ, tôn trọng pháp luật. Thứ hai, dạy đạo lý cho các em. Hiện những giá trị đạo đức văn minh chưa được xác lập rõ ràng mà ví dụ điển hình là vụ dâm mà chỉ phạt 200 nghìn. Chúng ta cần phải có những bài học tôn vinh cái đẹp, lòng nhân ái. Thứ ba, trẻ đến trường phải được chăm sóc tâm lý. Vấn đề quan trọng nhất là vấn đề tham vấn học đường. Giáo viên cần phải nắm được tâm lý, xung đột của học sinh với học sinh thông qua quá trình tham vấn. Ngành giáo dục triển khai các biện pháp nêu trên vào trường học và các trường sư phạm. Bởi đây là chìa khóa của mọi giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường.
Ở góc độ chuyên gia tâm lí, ông Trần Thanh Nam cho rằng cần phải nhận thấy sự kết nối, phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, giảng dạy trẻ. Chúng ta không thể đổ hết lỗi cho nhà trường, cha mẹ cũng cần phải thấy trách nhiệm của mình trong việc kết nối với nhà trường để tạo sự nhất quán trong định hướng, thống nhất phương pháp giáo dục. Ông Nam chia sẻ: “Để giảm bạo lực học đường, nhiều nước trên có thể giới còn có học phần can thiệp trong gia đình. Chương trình đó có thể vận hành ở nhà trường nhưng giáo viên sẽ là người chuyển tải thông điệp, thậm chí còn hướng dẫn cả thành viên trong gia đình thực hành kỷ luật tích cực hoặc kỷ luật không nước mắt với con khi ở nhà để tạo môi trường gia đình an toàn, ít tính bạo lực hơn”.
Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? | |
Phải tạo môi trường giáo dục tốt hơn, tránh bạo lực học đường | |
Bạo lực học đường: Ủy ban Quốc gia về trẻ em đề nghị xử lý nghiêm | |
Cơ sở giáo dục cần chủ động nắm tình hình bạo lực học đường | |
TP.Hồ Chí Minh:Giám sát bạo lực học đường qua camera | |
Bạo lực học đường: Hệ quả của việc xem nhẹ giáo dục nhân cách, đạo đức |