【lịch cúp liên đoàn anh】Cấp thị thực điện tử: Đồng thuận thí điểm thêm 2 năm, nhưng cần sớm sửa luật
Cấp thị thực điện tử mang lại nhiều lợi ích
TheấpthịthựcđiệntửĐồngthuậnthíđiểmthêmnămnhưngcầnsớmsửaluậlịch cúp liên đoàn anho ĐB Đinh Công Sỹ (Sơn La), qua 2 năm thí điểm cấp thị thực điện tử cho công dân của 46 nước cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn, là việc thực hiện đổi mới về thủ tục hành chính trong xuất, nhập cảnh của Việt Nam. Số liệu tổng kết thực hiện nghị quyết của Quốc hội cho thấy số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực điện tử tăng lên theo thời gian và đáng chú ý, số lượng lớn đến từ các nước Âu, Mỹ, đây là thị trường du lịch mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho đất nước ta.
Theo ĐB Bùi Mậu Quân (Hải Dương), việc cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài, ngoài việc cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo cấp độ 4, còn giảm được nhiều phiền hà, tiêu cực cũng như tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, nhất là thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Việc làm này cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới và khu vực.
Nhất trí với việc kéo dài thời gian, nhưng ĐB Nguyễn Quốc Hưng (TP. Hà Nội) cho hay, qua thực tiễn 2 năm đã đúc kết cho thấy rất cần thiết cấp thị thực điện tử, vì thế đề nghị không nên dùng từ "thí điểm". ĐB Hưng còn cho biết thêm, qua báo cáo của Chính phủ, mặc dù số lượng tăng, nhưng tỷ lệ khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam qua thị thực điện tử còn thấp. Vì thế, ĐB Hưng đề nghị Chính phủ cũng làm rõ thêm nguyên nhân thực tế.
Kéo dài thí điểm chỉ là tình thế, cần sớm sửa luật
Còn ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cũng bày tỏ: "Báo cáo tổng kết của Chính phủ mới nêu lên một số hạn chế chủ yếu trong khâu tổ chức thực hiện, còn chưa đánh giá sâu về một chính sách rất mới của Quốc hội là thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài". Theo ĐB Xuyền, vấn đề kéo dài thời gian chỉ là giải pháp tình thế, nên Bộ Công an cũng phải chuẩn bị từ bây giờ, sớm đề xuất bổ sung vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của năm 2019 và năm 2020 để sửa luật.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại Quốc hội ngày 5/11. |
Giải trình thêm về một số vấn đề ĐB quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam chưa được quy định trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, quá cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam năm 2014. Do đó, khi muốn thực hiện điều này cũng nằm ngoài phạm vi của luật, nên phải xin Quốc hội có một nghị quyết và cho thực hiện thí điểm. Nếu không có nghị quyết thì không có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Về nguyên nhân tại sao lượng thực hiện thị thực điện tử chưa nhiều, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, do chưa được phổ cập, mới đang thực hiện trong phạm vi của 46 nước và cũng chỉ mới áp dụng ở 28 cửa khẩu, nên số lượng người vào hoặc thậm chí ngay cả một nước vào cũng chưa nhiều. Ngoài ra, còn có nguyên nhân do đang trong quá trình thí điểm, nên nhiều người nước ngoài vẫn thận trọng thực hiện theo các phương pháp truyền thống.
Về hiệu quả kinh tế, Bộ trưởng Tô Lâm thông tin, qua tổng kết, phí thu được từ thí điểm cấp thị thực điện tử là gần 200 tỷ đồng. Nếu tiếp tục triển khai thực hiện, nguồn kinh phí thu được từ thị thực điện tử chắc chắn sẽ cao hơn. Mặt khác, việc tiếp tục cấp thị thực điện tử sẽ thu hút hơn nữa người nước ngoài đến Việt Nam để du lịch, tìm kiếm cơ hội đầu tư, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng cho rằng, về thời gian thí điểm, đồng ý với đề xuất của Chính phủ là kéo dài thêm không quá 2 năm, kể từ ngày 1/2/2019. Trong thời gian đó, đề nghị Chính phủ khẩn trương tổng kết và đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để quy định vấn đề này./.
D.T