88Point

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là cách tốt nhất nhằm giảm tình trạng trẻ em bị nhiễm HIV do internacional rs

【internacional rs】Hướng đến loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con

Báo Cà MauDự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là cách tốt nhất nhằm giảm tình trạng trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang. Ðây cũng là mục tiêu quan trọng trong phòng, chống AIDS/HIV tại tỉnh Cà Mau.

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là cách tốt nhất nhằm giảm tình trạng trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang. Ðây cũng là mục tiêu quan trọng trong phòng, chống AIDS/HIV tại tỉnh Cà Mau.

Tính đến nay, Cà Mau đã hơn 2.800 người nhiễm HIV, chuyển sang AIDS là 1.050 người và tử vong 409 người. Ðặc biệt, những năm gần đây số nữ giới nhiễm HIV có chiều hướng gia tăng, chiếm trên 40%. Số trẻ nhiễm HIV từ mẹ sang con cũng có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân là do đa số bà mẹ mang thai còn chủ quan lơ là trong việc xét nghiệm dự phòng sớm việc lây truyền HIV trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Lây truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra ở cả 3 thời kỳ. Trong đó, 10% trong thời kỳ mang thai (do máu mẹ qua màng rau thai bị tổn thương sang máu con), 15-20% trong thời kỳ chuyển dạ đẻ (tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người mẹ chứa HIV) và 10% trong thời kỳ cho con bú (sữa mẹ có chứa HIV, núm vú tổn thương có thể chảy máu...).

Chủ động đến các cơ sở y tế để được tư vấn là giải pháp quan trọng trong phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của ngành y tế, không phải tất cả trẻ do các bà mẹ nhiễm HIV sinh ra đều bị nhiễm HIV. Việc xét nghiệm sớm HIV đối với phụ nữ mang thai rất quan trọng, nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang. Tỷ lệ nhiễm từ mẹ sang con nếu không được điều trị dự phòng là khoảng 25-40%; còn nếu người mẹ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng thuốc chống HIV ngay từ tuần thứ 28 thì khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con giảm xuống chỉ còn từ 2-5%. Do đó, nếu được phát hiện và điều trị dự phòng đúng cách thì các bà mẹ nhiễm HIV có thể sinh ra một đứa trẻ khoẻ mạnh.

Xác định được lợi ích của việc can thiệp cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV trong thời kỳ trước, trong và sau khi sinh sẽ làm giảm đáng kể số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ. Thời gian qua, ngành y tế Cà Mau có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có việc hướng đến loại trừ HIV từ mẹ sang con.

Ông Lê Thành Công, Trưởng Khoa Truyền thông và Can thiệp, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, cho biết, toàn tỉnh có 4 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, gồm: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Trung tâm Y tế TP Cà Mau, Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời và Bệnh viện Ða khoa khu vực Năm Căn. Có 2 điểm thực hiện công tác dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con: Bệnh viện Sản - Nhi và Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

Hiện các trung tâm y tế huyện, bệnh viện đa khoa khu vực đều có thể thực hiện xét nghiệm HIV, các đơn vị này sẽ tư vấn và lấy mẫu test nhanh sau khi có kết quả dương tính với HIV sẽ gửi mẫu về Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS để thực hiện thẩm định lại và sau đó trung tâm trả kết quả về các đơn vị để quản lý và tư vấn điều trị. Ðối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất có thể lây nhiễm HIV từ mẹ sang con...

Năm 2016, Cà Mau được tổ chức CDC (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Việt Nam) hỗ trợ trên 9.000 test để tầm soát HIV từ mẹ sang con và số test này đã kịp thời phân bổ cho các đơn vị và những nơi có phòng tư vấn lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tính đến cuối tháng 5/2016, đã thực hiện tư vấn và tầm soát bệnh cho trên 7.000 lượt phụ nữ mang thai. Qua đó phát hiện 11 ca dương tính với HIV.

Theo đánh giá của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, mặc dù trong những năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực nhưng dịch HIV/AIDS vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Hiện nay, 100% huyện, thành phố và trên 98,8% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Trần Văn Thời và U Minh là 2 huyện có tỷ lệ người nhiễm HIV cao, do nhiều nguyên nhân, trong đó tình trạng di dân biến động, tập trung về sinh sống tại các cửa biển, tình hình an ninh trật tự chưa thật sự được siết chặt, tệ nạn ma tuý, mại dâm vẫn tồn tại khá phổ biến, kiến thức của người dân còn hạn chế.

Bác sĩ Nguyễn Văn Minh, Trưởng Khoa Kiểm soát dịch bệnh - Trung tâm Y tế U Minh, cho biết, tại huyện U Minh, từ đầu năm đến nay, tình hình người nhiễm HIV đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt số trẻ em nhiễm HIV do mẹ truyền sang đã phát hiện 4 trẻ. Nguyên nhân là do số phụ nữ mang thai này không biết mình nhiễm HIV, không thực hiện khám sàng lọc...

Ðặc biệt, U Minh là địa bàn tương đối phức tạp, các khu công nghiệp và khu cửa biển là một trong những khu khó quản lý và số người nhiễm HIV cũng tập trung chủ yếu ở các địa bàn này. Thực tế, việc quản lý người nhiễm HIV tại địa phương chỉ đạt khoảng 70%...

Ðể giải quyết những khó khăn đó, hằng năm, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với các đồn biên phòng tập trung các ngư phủ và các đối tượng có nguy cơ cao về để tuyên truyền, phát tờ rơi, cung cấp bao cao su, tư vấn các biện pháp tình dục an toàn và thực hiện giám sát phát hiện bằng cách lấy mẫu máu để thực hiện test nhanh. Ðể làm tốt công tác truyền thông này, hằng năm, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đều tổ chức tập huấn cho hơn 80 cán bộ biên phòng của các địa phương về công tác phối hợp và tuyên truyền phòng, chống HIV.

Ông Lê Thành Công nói: "Hưởng ứng Tháng Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016, từ ngày 1/6 đến ngày 30/6 với chủ đề "Hướng đến loại trừ HIV từ mẹ sang con", cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau đã đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành ở các địa phương; tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV sớm ngay trong những tháng đầu của thai kỳ ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV; quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương. … "

Bài và ảnh: Kim Hoài

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap