【kết quả bóng đá almeria】Thách thức đối với tân Tổng thống và chính quyền Myanmar
Như vậy,áchthứcđốivớitânTổngthốngvàchínhquyềkết quả bóng đá almeria ông Htin Kyaw là vị Tổng thống lần đầu tiên được bầu một cách dân chủ tại quốc gia này kể từ năm 1962. Ông Htin Kyaw, một thân tín và có mối quan hệ lâu năm với thủ lĩnh dân chủ-nhà lãnh đạo NLD Aung San Suu Kyi, sẽ bắt đầu nhiệm kỳ vào ngày 1-4, song nhiều người đang đặt câu hỏi về quyền lực thực sự mà ông sẽ có được.
Trên thực tế, mọi người đều hiểu - và cũng đúng như những gì chủ nhân giải Noel hòa bình (bà Suu Kyi) từng tuyên bố - rằng quyền lãnh đạo đất nước nằm trong tay bà Suu Kyi. Bà là một chính trị gia rất được lòng người dân Myanmar và từng bị chính quyền quân đội quản thúc tại gia trong suốt nhiều năm nhưng chưa bao giờ từ bỏ cuộc đấu tranh vì dân chủ của mình. Tuy nhiên, theo Hiến pháp Myanmar (do quân đội soạn thảo), bà không thể trở thành Tổng thống của quốc gia Đông Nam Á này do có chồng và con trai mang quốc tịch nước ngoài. Bà từng tuyên bố cho dù ai ngồi vào chiếc ghế Tổng thống thì người đó cũng sẽ phải phục tùng mệnh lệnh và chịu sự chỉ đạo của bà.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc bà Suu Kyi mới là người nắm thực quyền có thể sẽ luôn "làm nóng" chiếc ghế Tổng thống của ông Htin Kyaw, và khiến đây trở thành điểm yếu dễ bị những tướng lĩnh quân đội muốn khôi phục quyền lực lợi dụng. Mặc dù trên danh nghĩa là người đứng đầu đất nước, song ông Htin Kyaw sẽ chỉ có rất ít quyền hạn trong việc đưa ra các quyết sách cụ thể, mặc dù Quốc hội hiện do NLD kiểm soát. Nhiều người thậm chí còn cảnh báo nguy cơ nhiều chính quyền và lãnh đạo nước ngoài sẽ phớt lờ ông và trực tiếp liên hệ với bà Suu Kyi, gián tiếp gạt nhà lãnh đạo này ra ngoài lề.
Tuy nhiên, ông Htin Kyaw vẫn sẽ được nhắc đến trong lịch sử là Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar, người đứng đầu chính quyền lần đầu tiên được xây dựng từ các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Bà Suu Kyi không đưa ra bất kỳ bình luận nào về kết quả các cuộc bầu cử. Ông Htin Kyaw nói: "Đây là chiến thắng của tất cả người dân chúng ta". Ứng cử viên của quân đội cho chức vụ tổng thống, Tướng Myint Swe, Thủ hiến khu vực Yangon, về nhì trong cuộc đua gồm 3 ứng cử viên, và sẽ trở thành Phó Tổng thống thứ nhất. Thiếu tướng hồi hưu này vẫn có tên trong sổ đen của chính phủ Mỹ, và các công dân Mỹ bị cấm làm ăn với ông. Ông Henry Van Thio thuộc đảng NLD, là một tín đồ Kitô giáo đến từ bang Chin, về thứ ba trong cuộc biểu quyết ngày 15-3 và sẽ trở Phó Tổng thống thứ hai. Tân chính phủ sẽ lên nắm quyền vào ngày 1-4-2016.
Trên thực tế quân đội Myanmar vẫn duy trì nhiều quyền lực trong chính quyền bởi họ nghiễm nhiên được sở hữu 25% số ghế Quốc hội và đang nắm giữ nhiều chức vụ chủ chốt trong nội các. Một quan chức quân đội giấu tên thừa nhận sau khi NLD thành lập Chính phủ, quân đội chắc chắn sẽ phải làm việc với họ. Tuy nhiên, nhiều thành viên NLD vẫn lo ngại về ảnh hưởng của giới tướng lĩnh và thực tế nhiều lợi ích nhóm tồn tại ở quốc gia này sẽ khiến vấn nạn bè phái và tham nhũng tiếp tục là thách thức đối với Myanmar.
Nội các mới, dự kiến được thành lập vào cuối tháng 3 này, sẽ bao gồm các nhân vật tới từ mọi đảng phái chính trị bởi bà Suu Kyi từng thể hiện rõ ý định muốn thúc đẩy hòa giải dân tộc. Nội các mới sẽ đối mặt với nhiều thách thức, từ hạ tầng cơ sở xuống cấp, đói nghèo, cho tới xung đột và mâu thuẫn sắc tộc, nhất là tại các khu vực biên giới nơi có nhiều cộng đồng thiểu số sinh sống. Tuy nhiên, có lẽ trọng trách quan trọng nhất mà tân nội các phải xử lý là hài hòa mối quan hệ với giới tướng lĩnh quân đội, lực lượng đang có rất nhiều ảnh hưởng trong các bộ phụ trách các vấn đề then chốt như nhà ở, quốc phòng và biên giới.