【bongdaso.com lich thi dau】Vấn đề hạt nhân Iran: Khi thời hạn chót đã điểm

van de hat nhan iran khi thoi han chot da diem

Liệu Iran và P5+1 có đạt thỏa thuận cuối cùng trước hạn chót 30-6?ấnđềhạtnhânIranKhithờihạnchótđãđiểbongdaso.com lich thi dau

Như thường lệ, Iran vẫn chơi trò “nửa thế này, nửa thế khác” với việc ngày 21-6, Quốc hội Iran thông qua một dự luật sửa đổi, trao quyền chấp nhận một thỏa thuận hạt nhân với Nhóm P5+1 cho Hội đồng An ninh quốc gia tối cao (CSSN) trực thuộc Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei, nhằm giảm bớt khả năng can thiệp nội bộ vào cuộc thương lượng này. Thỏa thuận hạt nhân cuối cùng, dù có được ký giữa Iran với P5+1, vẫn cần phải được Quốc hội Iran hợp pháp hóa, nhưng rõ ràng là việc thông qua dự luật trên đã làm cho các nghị sĩ khó có thể chống lại những quyết định của CSSN.

Trước thời hạn cuối cùng vài tuần, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục quy kết Iran là “Nhà nước ủng hộ khủng bố”, như Washington đã làm trong những năm qua. Chính việc tố cáo lẫn nhau đã làm cho bầu không khí của các cuộc đàm phán trở nên u ám. Một số người tỏ ra lạc quan, trong đó có nhà đàm phán chính của Nga Sergei Riabkov, cho rằng các cuộc đàm phán đang tiến triển tốt và tất cả đang hướng tới đích ngày 30-6. Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng tỏ ra tin tưởng, khi nói: “Chúng ta không bị ám ảnh gì nhiều, mối quan tâm của chúng ta là tiến lên phía trước”.

Theo các nhà quan sát, thỏa thuận hạt nhân cuối cùng là cần thiết đối với cả hai bên và thỏa thuận sẽ được hầu hết toàn thế giới tán thưởng, cho dù nguy cơ lại bị trì hoãn ít ngày “đang hiện hữu”. Một chuyên gia về chính trị thế giới nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế đang giáng mạnh vào Iran và những cố gắng "ghi dấu ấn" của Tổng thống Mỹ Barack Obama, là hai nhân tố khiến cho thỏa thuận này có thể đạt được, thậm chí là rất sớm. Những gì còn tranh cãi hiện nay thực ra chỉ là những mưu toan của hai bên để có lợi nhất trên bàn thương lượng. Ngoài hai yếu tố trên, thỏa thuận này cũng là cần thiết cho Washington và phương Tây bởi vì họ đang cần Iran để bình ổn tình hình Trung Đông, nơi Tehran đang nắm “không phải một chìa khóa" cho các vấn đề lớn của khu vực như cuộc xung đột ở Syria, tình hình bất ổn ở Iraq và cuộc chiến chống tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng...

Vì vậy, có thể nói nếu không được ký đúng hạn 30-6 này, song để đi tới thỏa thuận cuối cùng về vấn đề hạt nhân của Iran, tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian, cho dù Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vẫn cho rằng ở thời điểm hiện tại, những thách thức vẫn là “rất nhiều” và các cuộc thảo luận với Iran vẫn “gay gắt” và “khó khăn”.