【tl bd phap】Rời phố lên rừng làm giàu

Nhớ lại những năm đầu,ờiphốlecircnrừtl bd phap anh Thạnh cho biết: “Cơ duyên gắn bó với mảnh đất mới là vào năm 1996, tôi theo ba từ TP. Hồ Chí Minh đến Thạch Màng để thăm ông Ba Dương - người bạn chiến đấu năm xưa của ba tôi. Gặp lại đồng đội, vui mừng khôn xiết, ông Ba Dương đã đưa 2 cha con tôi tham quan vườn cao su, điều của mình. Nhận thấy Thạch Màng tiềm năng đất đai dồi dào, tôi đã nói với ba cho ở lại đây để xây dựng cuộc sống. Tuy nhiên ba tôi ái ngại bởi Thạch Màng thời đó còn hoang vu, rừng thiêng, nước độc, đường sá đi lại khó khăn. Nhưng tôi đã thuyết phục được ba cho ở lại, cùng với sự giúp đỡ của ông Ba Dương”.

Anh Nguyễn Văn Thạnh trong vườn quýt đường cho năng suất cao của gia đình

Năm đầu, anh Thạnh được gia đình hỗ trợ tiền mua 6 ha đất trắng. Do thiếu vốn nên anh trồng mì, lúc rảnh rỗi đi làm thuê kiếm thêm thu nhập. Đất đai màu mỡ, không phải đầu tư nhiều phân bón nhưng mì cho năng suất cao. 3 năm sau, thu nhập từ mì, anh mua được chiếc máy cày. Thời đó ở Thạch Màng, người dân tập trung cải tạo đất để trồng cao su, điều... Với chiếc máy cày, anh nhận cày đất, khoan lỗ và hướng dẫn kỹ thuật trồng cao su cho nông dân ở đây nhờ quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ ba anh - cán bộ kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su.

Với đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi nên anh Thạnh nắm rất chắc quy trình trồng, chăm sóc cao su... và nhiệt tình hướng dẫn mọi người. Anh còn nhận ươm giống cao su bán cho nông dân. Với uy tín của mình, người dân ở đây đều tin tưởng mua giống cao su và thuê anh hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Vừa lao động vừa tích lũy vốn và đầu tư mở rộng diện tích, đến nay anh đã có 47 ha đất, trong đó 22 ha cao su đang cho thu hoạch, 8 ha cao su trồng năm thứ 6 và 10 ha cao su năm thứ 2, 4 ha điều, 3 ha quýt đường xen bưởi da xanh.

Anh Thạnh cho biết: Cây cao su cần bón phân hợp lý và đầy đủ thì mới bảo đảm sự tăng trưởng và năng suất. Ngoài phân vô cơ, anh bón phân hữu cơ để cải tạo đất, gia tăng sự hấp thụ dinh dưỡng cho cây. Bón phân vô cơ nhiều chỉ tập trung giải quyết tức thời, không có tính bền vững, độ màu mỡ của đất bị suy kiệt nhanh. Không nên sử dụng phân chuồng chưa hoai và chất thải công nghiệp, chất thải các nhà máy chế biến chưa qua xử lý... Vào cuối mùa khô, cây cao su thay lá, bộ lá cũ rụng xuống trả lại chất mùn và dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, nhiều nông dân đốt lá nhưng tôi luôn giữ lá rụng trong vườn để tăng độ phì nhiêu cho đất. Theo kinh nghiệm, đốt lá trong mùa khô nhiều lần, nhiều năm liên tục sẽ làm phá vỡ cấu tạo đất, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất mủ cao su.

Năm 2015, anh về Bến Tre mua cây giống và đầu tư trồng 3 ha quýt đường xen bưởi da xanh. Theo anh, phải áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật thì mới cho năng suất cao. Cứ hơn 1 tháng anh bón phân một lần, mỗi lần khoảng 2 tấn phân NPK, khi quýt làm trái cần bón tăng lượng đạm để cây nuôi trái to, tròn, bóng đẹp; thời điểm gần thu hoạch bón thêm lượng kali để tăng độ ngọt cho trái... Tuy 3 ha quýt đường mới thu bói năm đầu tiên nhưng cho thu lãi hơn 1 tỷ đồng.

Kinh tế ổn định, anh đầu tư mua xe tải phục vụ sản xuất. Anh thường tự vận chuyển mủ cao su đến tận nhà máy hoặc chuyển trái cây đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk..., không qua thương lái để tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động. Mô hình kinh tế của anh hiện đã tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên và 30 lao động thời vụ.

22 năm rời phố lên rừng làm giàu, nay anh Nguyễn Văn Thạnh đã xây dựng được cuộc sống đầy đủ với một trang trại rộng lớn, cho hiệu quả kinh tế. Thu nhập sẽ tăng cao hơn khi số diện tích cao su đang thời kỳ kiến thiết và bưởi da xanh cho thu hoạch. Ghi nhận những nỗ lực, hai năm liên tiếp 2016, 2017 anh Thạnh được công nhận đạt danh hiệu Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp Trung ương.

Khắc Bảy