您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【kết quả giải giao hữu câu lạc bộ】Người xưa phòng chống dịch bệnh

88Point2025-01-10 15:32:16【Cúp C1】5人已围观

简介Điều đó được thể hiện rõ nét trong điển chế thời Nguyễn, nhất là với giá trị pháp lý nghiêm minh và kết quả giải giao hữu câu lạc bộ

Điều đó được thể hiện rõ nét trong điển chế thời Nguyễn,ườixưaphòngchốngdịchbệkết quả giải giao hữu câu lạc bộ nhất là với giá trị pháp lý nghiêm minh và tính nhân văn cao cả. Tinh thần chủ đạo xuyên suốt trong đời sống pháp lý và luân lý thời Nguyễn là những lúc quốc nạn, từ triều đình cho đến địa phương, phải nhanh chóng, kịp thời trình báo và xử lý hiệu quả. Triều đình vận hành cơ chế và phát động, kêu gọi bá tánh phát huy tình tương thân tương ái cùng triều đình giải quyết mọi khó khăn. Từ đó định hình nên những phương thức khen thưởng kịp thời, thiết thực để đắc nhân tâm, đồng thời nghiêm trị việc tâu báo, xử lý chậm trễ, trị nặng những kẻ phao tin đồn nhảm, trục lợi, làm thất nhân tâm, rối loạn kỷ cương phép nước và lòng người lúc nguy khốn.

Để an dân, Cầu đảo là nghi thức thiêng liêng chính thống, được triều đình nghiêm cẩn thực hiện từ Kinh đô đến tận các địa phương, cầu mong nhanh chóng giải trừ tai kiếp. Trong trận đại dịch tháng 11/Quý Hợi (1683) làm chết nhiều binh dân, ngoài những biện pháp quân y mạnh mẽ, Hiền vương Nguyễn Phúc Tần còn “sai sửa lễ cầu đảo các thần kỳ mới yên” (Thực lục tiền biên, QSQ triều Nguyễn, Nxb. Giáo dục, 2002, t. 1, tr.93).

Trong đợt dịch bệnh mùa hè năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long cho các tỉnh thần hoãn bỏ những công tác không cần kíp để tập trung lo chữa trị (Thực lục, t. 1, tr.612). Đặc biệt là vua Minh Mệnh, vừa lên ngôi phải đối diện trận đại dịch quy mô rộng lớn từ Quảng Bình đến châu thổ Nam bộ (mùa hè Canh Tý - 1820). Triều đình cho quan lại địa phương cầu đảo ở những đền thiêng, sai y quan khẩn cấp khám chữa bệnh, cấp thuốc. Thậm chí nhà vua trong cung còn lặng lẽ trai giới, cầu đảo; ban lệnh lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp cho cả nước. Nếu có người mất thì quân lính theo lệ cấp tiền tuất và thêm một tấm vải; dân chúng cấp 3 quan tiền, “Lại sai trung sứ tuyên dụ cho quan địa phương phải thân đi cấp tiền tuất, hỏi thăm dịch khí nhẹ hay dữ, và số quân dân bị ốm chết, cứ ngày một lần tâu” (Thực lục, t. 2, tr.70). Để “giảm khí độc”, vua cho đại thần đến cầu đảo đồng thời ở đàn Thái tuế Nguyệt tướng (đàn Nam Giao), miếu Đô thành hoàng và Miếu hội đồng. Ngoài ra còn bố thí các chùa, lập đàn chẩn tế cầu đảo cho dân. Đáng chú ý, nhà vua tự thấy “không có đức, trên can phạm hòa khí của trời, bốn phương có dịch đều là lỗi trẫm”, nên “vua tôi sửa chữa lẫn nhau, may ra trên báo đáp được lòng trời, dưới chữa sống được bệnh dân, cùng hưởng phúc thái bình”. Lúc dầu sôi lửa bỏng, sai quân binh các nơi thao diễn để tăng cường sĩ khí và sức khỏe, đẩy lùi bệnh dịch; nhà vua đồng ý cho quân dân nghỉ ngơi, đình bãi các công tác. Có lẽ đây là trận dịch lớn nhất, để lại nhiều thiệt hại với 206.835 người chết (chưa kể người ngoài hộ tịch), ngân khố chẩn cấp tới hơn 73 vạn quan tiền (Thực lục,t. 2, tr.75-76, 80, 108). 

Trong bối cảnh giao lưu Việt -Pháp, nhất là với sự ra đời của Bệnh viện Huế (1894), Đông - Tây y đã có sự kết hợp chặt chẽ trong sứ mệnh khám chữa bệnh, cụ thể với chức năng y tế dự phòng, nền tảng cho sự ra đời của Viện dịch tễ Trung kỳ (l’Institut  d’hygiène  et de bactériologie de l’Annam, 1913). Cuối năm Đinh Mùi (1907), vua Thành Thái ban dụ Nhân dân dự phòng bệnh truyền nhiễm, một bước tiến mới trong nền y học nước nhà, nhấn mạnh: “Các chứng dịch lệ phần nhiều có nguyên nhân mà dễ truyền nhiễm. Chờ đến lúc có bệnh uống thuốc chẳng bằng đề phòng trước khi có bệnh, đó mới thật là điều quan yếu trong phép vệ sinh”.

Khi có người mất mà nghi ngờ dịch bệnh, phải có thầy thuốc tới khám cẩn thận và khi chôn cất, thường là sau 24 giờ nhưng còn tùy thuộc vào bệnh trạng mà thầy thuốc chỉ định, phải chôn ở nơi không đáng lo ngại, huyệt sâu 1,5 thước. Nếu chết vì bệnh truyền nhiễm, phải khâm liệm ngay vào quan tài trét kín, đổ mạt cưa thật dày, huyệt sâu 2 thước, rưới nước vôi sống, chôn xa khu nhà ở và nguồn nước. Chỉ dụ cũng rất coi trọng việc đề phòng đường nước, cấm phân rác, súc vật chết vứt xuống nguồn nước và khu dân cư, các chợ và vùng phụ cận phải thường kiểm xét rửa ráy, không được lưu giữ những vật hư hỏng có mùi (Thực lục Đệ lục kỷ phụ biên, mục 1472).

Đến thời Duy Tân, triều đình ban dụ thân định điều cấm về việc đề phòng bệnh dịch gia súc (đầu năm Ất Mão - 1915). Khi phát dịch bệnh, có súc vật chết, dù chưa rõ nguyên nhân cũng hạn trong 24 giờ phải đốt đi hoặc đem chôn sâu 2 thước, rưới nước vôi, ở nơi cách khu dân cư và nguồn nước ít nhất 100 thước, cỏ cây chỉ đốt chứ không được cắt cho trâu bò ăn, cấm chăn thả trâu bò ở đó (Thực lục Đệ lục kỷ phụ biên, mục 1952).

Dù còn thiếu điều kiện và kỹ thuật y học hiện đại để sớm chế ngự dịch bệnh, nhưng rõ ràng triều đình nhà Nguyễn đã rất tích cực, nỗ lực đối diện và giải quyết đại nạn này để an dân, giảm thiểu mọi ảnh hưởng xấu, sớm phục hồi sức khỏe binh dân. Mặc dù là dịch bệnh thiên tai nhưng nhận thức của bậc quân tử luôn tiên trách kỷ khi coi đây là dịp để sửa mình, tránh những sai lầm làm trời đất nổi giận, bách tính lầm than. Điều đó trở thành động lực chăm lo cho trăm họ có cuộc sống sung túc, khỏe mạnh, thiết thực phòng chống dịch bệnh. Nhà nước hoàn thiện hành lang pháp lý với những quy định cụ thể, rõ ràng để áp dụng trong những lúc cần kíp nhằm cứu trợ, phát chẩn và khám chữa bệnh cho dân một cách thiết thực, nghiêm minh và nhân văn. Liệu pháp tổng hòa từ cầu đảo (an dân), phát chẩn (kinh tế), cấp phát thuốc và khám chữa bệnh (y tế), thưởng phạt nghiêm minh... đã kịp thời an dân - đắc nhân tâm và “xã hội hóa” mọi nguồn lực xã hội, chung tay chống dịch hiệu quả.

Minh Phương

很赞哦!(4)