World Cup

【kq toi qua】Sửa đổi hiến pháp để đẩy mạnh cải cách

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Trả lời câu hỏi “Tại sao chúng ta lại phải sửa hiến pháp vào thời đ kq toi qua

Trả lời câu hỏi “Tại sao chúng ta lại phải sửa hiến pháp vào thời điểm này?ửađổihiếnphápđểđẩymạnhcảicákq toi qua”, ông Hoàng Thế Liên nói: Đất nước ta có 4 bản hiến pháp (bản hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và hiến pháp năm 1992). Một đặc điểm rất lớn của lịch sử lập hiến nước ta là suốt thời gian lập hiến đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, mỗi lần đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới với chính sách mới do Đảng đề ra, chúng ta đều đặt vấn đề sửa đổi hiến pháp.

Lần này, Đại hội XI của Đảng đã đề ra nhiều chủ trương mới, đã sửa đổi Cương lĩnh 1991, sửa đổi một số chính sách lớn, đòi hỏi chúng ta phải thể chế hóa hiến pháp để thực hiện. Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh chúng ta ở giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới.

Chúng ta bắt đầu đổi mới kinh tế từ năm 1986, đến năm 1991 thì có cương lĩnh khẳng định đường lối ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị phù hợp, do đó Hiến pháp năm 1992 chủ yếu sửa đổi về vấn đề kinh tế, tạo bước chuyển lớn từ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, gắn liền với đó là sửa đổi một số vấn đề về cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước, chuyển từ cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tập thể sang đề cao trách nhiệm cá nhân.

Các đại biểu tham dự hội thảo “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương và liên hệ với việc sửa đổi hiến pháp” do khoa luật hành chính - nhà nước Trường đại học Luật TP.HCM tổ chức hôm 12/1. Ảnh: Trương Tư Phước
Các đại biểu tham dự hội thảo “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương và liên hệ với việc sửa đổi hiến pháp” do khoa luật hành chính - nhà nước Trường đại học Luật TP.HCM tổ chức hôm 12/1. Ảnh: Trương Tư Phước

Nhờ sự đổi mới trong Hiến pháp năm 1992 về chế độ kinh tế mà chúng ta đạt được những thành tựu lớn trong phát triển đất nước 20 năm qua. Tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, cho thấy chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu về nhiều mặt, trong đó có cả kinh tế. Đồng thời chúng ta cũng thấy cải cách tư pháp, lập pháp, hành chính đạt được một số thành tựu nhưng cũng còn có nhiều vấn đề vướng mắc.

Vì vậy, chúng ta đặt vấn đề sửa đổi hiến pháp để tạo cơ sở hiến định đẩy mạnh các cuộc cải cách mà tôi vừa nêu ở trên. Đặc biệt trong Cương lĩnh 1991 được sửa đổi bổ sung theo nghị quyết Đại hội Đảng XI có đề ra chiến lược mới, tức là trước đây ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị thì nay đặt vấn đề đổi mới chính trị và kinh tế đồng bộ. Do đó, lần này chúng ta sửa đổi hiến pháp để đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, tạo tiền đề chính trị cho phát triển kinh tế.

Cũng theo ông Hoàng Thế Liên, lịch sử lập hiến lâu dài cho phép chúng ta nhận thức mới về hiến pháp, đổi mới về tư duy hiến pháp. Năm 1992, khi chúng ta xây dựng Hiến pháp 1992 thì hệ thống luật còn mỏng, chỉ có 93 luật và pháp lệnh. Trong bối cảnh đó, hiến pháp phải quy định rất nhiều điều mà lẽ ra phải giao cho luật quy định. Hiện nay, khi sửa đổi Hiến pháp 1992 thì chúng ta có 330 luật, pháp lệnh, tức là hệ thống pháp luật của chúng ta đã phát triển, đủ điều kiện đổi mới kỹ thuật lập pháp theo hướng hiến pháp quy định những vấn đề rất cơ bản, còn lại để cho luật quy định.

Những điểm mới

Ông Hoàng Thế Liên cho biết: "Dự thảo sửa đổi hiến pháp lần này sau khi sửa đổi có 11 chương với 124 điều, giảm 1 chương và 23 điều, trong đó giữ nguyên 12 điều, bổ sung, sửa đổi 101 điều, bổ sung 11 điều mới. Tất cả các bản hiến pháp của Việt Nam đều quy định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, đây là nguyên tắc lớn.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là xác định hình thức để nhân dân thực hiện, Hiến pháp 1992 quy định nhân dân thực hiện thông qua Quốc hội và HĐND, tức là thông qua cơ chế dân chủ đại diện, việc tổng kết thi hành hiến pháp cho thấy quy định như thế là không đủ.

Do đó, điều 6 dự thảo bổ sung đầy đủ hơn, một là khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực thông qua dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp với nhiều hình thức mới, không chỉ thông qua cơ quan quyền lực mà các cơ quan nhà nước khác cũng chịu trách nhiệm cho nhân dân thực hiện. Tôi cho đó là một sự thay đổi tương đối lớn.

Dự thảo lần này ngoài khẳng định nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc Nhà nước thuộc về nhân dân thì khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát quyền lực. Điểm mới ở đây là kiểm soát quyền lực, toàn bộ dự thảo hiến pháp tập trung thể hiện nội dung kiểm soát quyền lực.

Thứ nhất là xác định thẩm quyền từng cơ quan trong bộ máy, quy định mối quan hệ rõ ràng hơn giữa các cơ quan. Thứ hai, đề cao quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, quy định quyền lập hội để nhân dân tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước; điều 9 tiếp tục khẳng định nguyên tắc đại đoàn kết, giao cho MTTQ chức năng giám sát và phản biện xã hội với các cơ quan nhà nước.

Thứ ba, chúng ta thiết lập một số thiết chế hiến định độc lập, thực hiện kiểm soát quyền lực như Hội đồng Hiến pháp là cơ quan chuyên môn của Quốc hội. Chúng ta khẳng định cơ quan nào làm gì, Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, tòa án thực hiện quyền tư pháp, đó là cơ sở hiến định để thực hiện phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực".

Ông Liên nói: “Một ý nữa rất lớn là về quyền con người, lần này ta bổ sung nhiều yếu tố về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặt trong chương II. Hiến pháp ghi nhận 16 quyền con người, kể cả người nước ngoài và người không có quốc tịch. Về chính quyền địa phương, tổng kết cho thấy có nhiều vấn đề quá phức tạp, ví dụ địa vị pháp lý của chính quyền địa phương, Hiến pháp 1992 nói UBTVQH hướng dẫn, giám sát HĐND, Chính phủ hướng dẫn và kiểm tra HĐND, như vậy là không thật rõ.

Ta có 3 cấp chính quyền địa phương, phải tổ chức khác đi, không thể để giống như nhau ở mọi cấp, Quốc hội đã có nghị quyết cho ta thí điểm, có sự phân biệt nông thôn và đô thị, có sự khác biệt giữa cấp xã và huyện. Hiến pháp 1992 mới đề cao trách nhiệm cá nhân ở trung ương, còn địa phương thì chưa rõ, lần này phải quy định rõ hơn. Nguyên tắc phân công, phân quyền cũng sẽ rõ hơn”.

Ông Nguyễn Văn Phúc (phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, phó trưởng Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992) cho biết thêm dự thảo bổ sung một số thiết chế hiến định độc lập như Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng Bầu cử quốc gia. Đồng thời dự thảo có quy định mới về thẩm quyền Quốc hội, vai trò của nhân dân trong sửa đổi, bổ sung hiến pháp, quy trình sửa đổi, bổ sung hiến pháp.

Theo Tuổi Trẻ

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap