Thời gian gần đây,ừngnhậnnhiềutáchạikhimuathuốctrênmạngxãhộinhữngngàygiãncágiải hạng 2 anh hôm nay những quảng cáo về các loại thuốc gắn mác “gia truyền” xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội (MXH) như Facebook, Zalo... Điều đáng nói là, nhiều người dù không có bất cứ bằng cấp, chứng chỉ nào liên quan đến ngành dược, nhưng vẫn ngang nhiên kinh doanh thuốc và không ngừng tìm kiếm, mở rộng mạng lưới theo hình thức đa cấp.
Đặc biệt, dù trước đó theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược 2016 đã quy định cụ thể, người bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc gia truyền phải có bằng cấp, chứng nhận chuyên môn phù hợp. Địa điểm bán phải cố định, riêng biệt và có khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn. Thế nhưng, nhiều loại dược liệu, thuốc đông y, thuốc tây y, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ lại đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội với những lời quảng cáo nghe rất “bùi tai”.
Thậm chí có nhiều trường hợp, dù quảng cáo, rao bán trên mạng xã hội về các loại thuốc liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dùng, nhưng chính bản thân người bán lại không hề có kiến thức về dược, không cung cấp được bằng cấp, chứng nhận chuyên môn phù hợp. Nhiều người còn cho rằng, thuốc là một mặt hàng kinh doanh, mua bán tương tự thực phẩm, trang phục... nên đã tích cực tuyển thêm đại lý, cộng tác viên bán hàng theo hình thức đa cấp để phát triển mạng lưới, tăng thêm thu nhập gây ra không ít nguy hiểm cho người tiêu dùng nếu mù quáng tin tưởng.