【kết quả tỷ số cúp c1 châu âu】Hậu quả khôn lường từ cháy rừng Amazon

Những đám cháy dữ dội ở rừng Amazon - lá phổi của hành tinh,ậuquảkhnlườngtừchyrừkết quả tỷ số cúp c1 châu âu sẽ khiến loài người và Trái Đất phải chịu những hậu quả thảm khốc.

Cháy rừng Amazon gây hậu quả nặng nề cho biến đổi khí hậu. Ảnh: ALAMY

Theo thống kê, có khoảng 1.633 vụ cháy mới đã xảy ra tại rừng Amazon của Braziltrong các ngày 22 và 23-8. Những đám cháy mới đã tạo thành những cột khói khổng lồ trên bầu trời, bao phủ một khu vực rộng lớn ở bang Rondonia thuộc Tây Bắc đất nước.

Ông Christian Poirier, Giám đốc chương trình tổ chức phi lợi nhuận Amazon Watch cho rằng nông dân và người chăn thả gia súc từ lâu đã dùng lửa để phát quang đất và có thể họ là thủ phạm gây ra những đám cháy bất thường ở Amazon những ngày gần đây.

Brazilchứa khoảng 60% rừng Amazon. Bất kỳ sự tàn phá nào đối với “lá phổi” này cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với khí hậu, lượng mưa toàn cầu, kinh tế thế giới và chính sách ngoại giao. Ví dụ, thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nam Mỹ - bao gồm Brazil, thường đi kèm với chương trình nghị sự về môi trường. Việc Brazilliên tục không có khả năng ngăn chặn nạn phá rừng khiến tài trợ quốc tế cho hoạt động bảo tồn sụt giảm. Cho đến nay, Na Uy và Đức, hai nhà tài trợ lớn nhất của Quỹ Amazon, đã tạm ngừng hỗ trợ tài chính.

Đáng chú ý, Pháp và Ireland đang đe dọa phản đối Hiệp định Thương mại tự do EU - Mercosur, một thỏa thuận về canh tác đã được đàm phán 20 năm qua giữa EU và Cộng đồng Thị trường Nam Mỹ (Mercosur), gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay, sau tất cả phản ứng của Brazil liên quan đến cháy rừng Amazon. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Brazilcũng lo ngại về khả năng nước này có thể gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, trụ sở ở Pháp).

Điều đáng sợ nhất là rừng Amazon tạo ra khoảng 20% lượng ôxy của cả thế giới, nếu rừng Amazon bị hủy hoại không thể thay đổi được, nó có thể bắt đầu thải ra carbon - tác nhân chính gây biến đổi khí hậu.

Những dải rừng mưa rộng lớn đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái thế giới vì chúng hấp thu nhiệt thay vì phản chiếu trở lại bầu khí quyển. Rừng mưa cũng hút khí CO2 và nhả ra ôxy, đảm bảo thải ra ít carbon hơn và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Với những đám cháy rừng dữ dội, nghiên cứu cho thấy có thể mất hơn một thế kỷ để hồi phục lại khả năng hút CO2 mà rừng đã mất đi.

NASA đã dùng máy phát hồng ngoại khí quyển (AIRS) để đo lượng CO2 ở độ cao 5.500m. Thiết bị này vốn gắn với vệ tinh Aqua dùng để đo “nhiệt độ và độ ẩm khí quyển, lượng mây và độ cao, nồng độ khí nhà kính và nhiều hiện tượng khí quyển khác. Kết quả cho thấy nồng độ CO2 đã tăng đột biến, lan rộng từ phía Tây Bắc Brazilxuống Đông Namđất nước và xa hơn. Dù lượng CO2 này “ngự trị” ở độ cao đến 5.500m và ít ảnh hưởng đến không khí mà con người hít thở hàng ngày, nhưng gió mạnh có thể đem nó xuống thấp và tàn phá trực tiếp đến chất lượng không khí. Khi đó, người dân Brazilsẽ phải đối mặt với một nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng khác. Trên phạm vi toàn cầu, CO2 là tác nhân quan trọng gây ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Nó có thể di chuyển quãng đường dài và tồn tại trong khí quyển đến 1 tháng.

Trước đó, ở siêu đô thị Sao Paulo, người dân kinh hoàng khi nhìn thấy bầu trời chìm trong những đám mây bụi mù, ngày biến thành đêm do khói từ cháy rừng. Còn sâu trong các khu rừng Amazon đang cháy, nhiều thổ dân bộ lạc đã mất hết tất cả tài sản, hơn nữa trường hợp mắc bệnh hô hấp cũng ngày càng leo thang.

Năm 2019 ghi nhận số vụ cháy rừng Amazon tăng kỷ lục - đạt mức 72.843 vụ, cao hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nếu không được bảo vệ, chẳng mấy chốc Amazon sẽ biến thành miền đất khô hạn và thải ra lượng CO2 ở mức độ “hủy diệt” - hậu quả trực tiếp từ hàng ngàn vụ cháy rừng mỗi ngày.

NGUYỄN TẤN tổng hợp