您现在的位置是:88Point > Nhận Định Bóng Đá

【kèo melbourne city】Buồn vui nghề báo phát thanh

88Point2025-01-10 15:32:22【Nhận Định Bóng Đá】8人已围观

简介(CMO) Lâu lâu có dịp gặp lại mấy đồng nghiệp thời làm báo truyền thanh lúc mới giải phóng, rồi vài n kèo melbourne city

Báo Cà Mau(CMO) Lâu lâu có dịp gặp lại mấy đồng nghiệp thời làm báo truyền thanh lúc mới giải phóng, rồi vài năm sau tỉnh nào cũng có đài phát thanh, coi như anh em nhà đài được nâng lên hàng “đẳng cấp”.

Đến thập niên 80 của thế kỷ trước, một hiện tượng hay trào lưu mới nở rộ, đó là truyền hình cấp tỉnh, lúc này anh em làm báo in, phát thanh “lép vế” trước anh bạn mới có đủ thế và lực này, lúc đầu người khá giả mới sắm được ti vi màu để xem, dần dần sóng truyền hình phủ tới những nếp nhà lá tận kênh rạch trong vùng theo sự phát triển của kinh tế.

Năm đó, tôi và một đồng nghiệp có thông tin về hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ứng dụng mô hình sản xuất đa canh rất hiệu quả, nông dân tự giác xin vô HTX nườm nượp, đây là hiện tượng chưa từng xảy ra vì trước kia người ta đem chuyện vào HTX để kể cho nhau nghe nhiều chuyện hài của HTX một kiểu mỉa mai. Hai đứa phóng viên khăn gói lên đường bằng chuyến tàu đò mất trọn ngày, sáng hôm sau vào đăng ký làm việc với ban chủ nhiệm và được chấp thuận. Khi chuẩn bị phỏng vấn, ông chủ nhiệm HTX sửa lại quần áo, vuốt tóc, xê dịch bình hoa, mặt tươi hẳn lên.

Thấy hài lòng về sự chuẩn bị của mình, anh ta ngồi xuống nhưng cứ lóng ngóng như chờ đợi ai. Tôi khẽ hỏi: "Dạ, hình như anh còn đợi ai phải không?". Anh ta nhìn tôi không trả lời mà hỏi tiếp: "Sao không thấy người quay phim?". "Dạ, tụi em bên đài phát thanh nên không có quay phim. Em có liên hệ trước với cơ quan anh rồi mà!". Gương mặt anh ta thay đổi ngay, tôi có cảm giác như phòng khách vừa cúp điện. "Sao anh?", tôi hỏi. Anh nói: "Không có quay phim thì tui gởi mấy cái báo cáo là được rồi".

Sau đó anh ta trả lời những câu hỏi chúng tôi đặt ra nhưng rất chiếu lệ và máy móc. Tất nhiên chúng tôi cũng có sản phẩm để phát sóng do chịu khó tìm đến những xã viên, bà con chia sẻ rất nhiệt tình, vô tư, họ nói vì niềm hân hoan khi cuộc sống của họ đã được khởi sắc chứ không phải nói cho người ta phát trên đài, nghe sướng lắm!

Ngày tháng cứ trôi, chúng tôi vẫn thực hiện tiếp công việc của mình dù không ít lần gặp phải nhân vật giống ông chủ nhiệm HTX “mê” ống kính truyền hình năm trước.

Chị Lê Ngọc Diễm (tác giả) cùng ê-kíp tái hiện lại lời xướng theo cùng nhạc hiệu của Đài Truyền thanh tỉnh Minh Hải nhân kỷ niệm 35 năm thành lập.  Ảnh: Minh Tấn

Rồi cơn bão Linda ập đến vào tháng 10/1997, lần đầu tiên người dân xứ tôi biết sợ trước cuồng phong. Đêm kinh hoàng ấy đã cướp đi mạng sống của hàng ngàn ngư dân trên vùng biển vốn chưa từng gặp bão và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của đa số bà con. Trong đêm khủng khiếp đó điện cúp toàn bộ, đài truyền hình mất sóng vì ăng-ten bị sập, điện thoại không liên lạc được, chỉ duy nhất sóng phát thanh. Suốt đêm anh em chúng tôi thay phiên nhau trực để hướng dẫn bà con tránh bão, đọc liên tục những bản tin diễn biến của bão, cường độ, toạ độ, trấn an bà con qua các tin tức của phóng viên tại hiện trường được đưa về qua kênh liên lạc đặc biệt từ UBND tỉnh và Uỷ ban Phòng chống bão lụt .

Bão đi qua, chúng tôi trở lại địa phương bị tổn thất nặng nề nhất của tỉnh và cũng là nơi chúng tôi tác nghiệp ở HTX nông nghiệp năm trước, bà con kể lại sự hãi hùng của mình trong cơn bão và cứ nhắc đi nhắc lại câu: "Lúc đó chỉ có cái "la dô" (radio) hoạt động hà! Mất liên lạc toàn bộ luôn!".

Mừng cho những bà con may mắn thoát nạn và thương lắm những gia đình bị mất mát trong cơn bão dữ. Qua đó, chúng tôi cảm thấy tự hào vì sự nỗ lực của những người làm báo phát thanh, trong cơn hoạn nạn đã giúp bà con nghe được những thông tin chính thống, biết được những diễn biến thời tiết lúc ngoài trời mịt mùng mây đen và gió rít, an tâm khi đài đưa tin xã A, huyện B… không bị thiệt hại, họ thấy yên lòng khi người thân của mình nơi đó được bình an.

Người xưa có câu “lúc nguy khốn mới rõ lòng tri kỷ” làm tôi nghiệm ra làn sóng phát thanh trong cơn bão năm xưa. Dù ai nói ngả nói nghiêng, nhưng nếu sóng phát thanh trở nên lạc hậu, vô bổ thì làm sao nó tồn tại và không ngừng phát triển như bây giờ, đâu chỉ nước ta mà trên toàn thế giới?

Những ai là thính giả chí cốt của đài phát thanh sẽ có câu trả lời xác đáng hơn ý tôi vừa đặt ra. Mỗi loại hình đều có hữu dụng theo thế mạnh của nó, bởi nó không thể thay thế tuyệt đối cho nhau. Vì vậy, chúng ta cũng không nên so sánh theo cảm tính của mình, sẽ khập khiễng vì sự cân, đong chủ quan bởi mỗi loại hình báo chí đều đáp ứng nhu cầu của công chúng, mà nhu cầu thì ngày càng đa dạng và lịch sử đã chứng minh điều đó!./.

Lê Ngọc

很赞哦!(2)