Vụ đầu độc cựu gián điệp Nga Sergei Skripal ở Anh chỉ càng làm trầm trọng thêm những căng thẳng lâu nay giữa Nga và phương Tây. Hôm 26/3,ệlụyngầmtừcácđònđáptrảxungquanhvụđầuđộccựuđiệpviêkết quả tỷ số bóng đá cúp c2 Mỹ đã ra lệnh trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa lãnh sự quán của Nga tại Seattle, trong khi nhiều quốc gia châu Âu và đồng minh của Anh cũng trục xuất các nhà ngoại giao Nga. Nga đã phản ứng tương thích, trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ (cũng như một số nhà ngoại giao của các nước khác) và đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại St. Petersburg. Nếu Washington và London thực thi các lệnh trừng phạt mới hoặc yêu cầu xem xét lại thị thực, Moscow cũng sẽ có các biện pháp trả đũa tương tự. Những cú đòn "ăn miếng trả miếng" cũng sẽ gây tác động lớn đến các hoạt động tình báo và phản gián của cả hai bên tranh chấp.
Trên thực tế, các sứ quán không chỉ đảm nhận những hoạt động ngoại giao, thương mại và lãnh sự, mà còn là cơ sở quan trọng cho các tổ chức tình báo. Các quốc gia trên thế giới sử dụng các cơ sở ngoại giao, như là sứ quán, để thực hiện các sứ mệnh tình báo. Ở nước ngoài, các Chính phủ sử dụng các sứ quán để nhân viên tình báo của mình được bảo vệ dưới quyền miễn trừ ngoại giao. Ở trong nước, các Chính phủ tập trung các nỗ lực chống phản gián vào việc giám sát những nhân viên tình báo cài cắm trong các sứ quán đặt tại nước mình.
Do đó, sau một loạt sự kiện gần đây, tất cả các bên liên quan, đặc biệt là Mỹ và Nga do số lượng người liên lụy rất lớn, sẽ chứng kiến tác động đáng kể lên cả hoạt động tình báo lẫn phản gián. Trên thực tế, hầu hết những nhà ngoại giao bị trục xuất đều là những gián điệp đội lốt ngoại giao, và sự thiếu hụt những người sẽ gây sức ép rất lớn lên những nhân viên còn lại. Những nhân viên tình báo không có vỏ bọc chính thức hay không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao sẽ rơi vào thế đặc biệt bất lợi. Thời gian tới, có khả năng những nhân viên tình báo dạng này ở Nga và Mỹ sẽ phải gia tăng hoạt động để bù đắp cho sự thiếu hụt, tuyển mộ nhân viên mới và chăm sóc những đầu mối cũ.
Xét ở góc độ công tác phản gián, các vụ trục xuất mới đây đã giải phóng những nguồn lực lớn. Các cơ quan phản gián của Mỹ và Nga giờ đây bớt được 60 đối tượng và 1 cơ sở cần phải giám sát, có nghĩa là họ có thể dành những tài sản như nhân viên, êkip do thám và công nghệ, cho những ưu tiên khác; họ có thể giám sát chặt chẽ hơn những mục tiêu đã xác định và săn lùng ráo riết hơn những nhân viên không có vỏ bọc chính thức hay không được hưởng quyền miền trừ ngoại giao.
Những người dân thường, bị mắc kẹt trong cuộc chiến tình báo ngày càng lan rộng, sẽ bị quản lý khắt khe hơn, nhất là những người đi công tác, khách du lịch, nhân viên các tổ chức phi chính phủ và nhà báo. Các lực lượng an ninh ở phương Tây sẽ chú ý hơn tới du khách đến từ Nga, và Nga cũng làm như vậy đối với những du khách phương Tây. Nhưng ngay cả công dân những nước khác cũng trở thành những mục tiêu bị an ninh theo dõi, vì các nhân viên tình báo thường sử dụng hộ chiếu nước thứ ba. Đơn cử như, trong số 11 gián điệp bất hợp pháp của Nga bị Cơ quan Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ hồi năm 2010, có 4 người mang quốc tịch Canada, 4 người nhận là công dân Mỹ, 2 là công dân Peru và 1 công dân Anh. Những cá nhân bị tình nghi là gián điệp sẽ bị theo dõi và các phương tiện liên lạc điện tử của họ sẽ bị giám sát. Cơ quan phản gián địa phương cũng có thể thẩm vấn trực tiếp những người bị tình nghi nhằm mục đích hăm họa những người này hoặc cảnh báo rằng họ đang nằm trong diện bị theo dõi.
Những thực tế kể trên sẽ tạo thêm khó khăn cho những nhà phụ trách an ninh của những công ty tài trợ cho Giải Bóng đá Thế giới sẽ diễn ra tại Nga. Và những du khách nước ngoài đến Mỹ, Anh và các quốc gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bị giám sát nếu như hồ sơ của họ có chi tiết dính đến người Nga. Những công ty và tổ chức phương Tây hoạt động tại Nga, cũng như những đối tác Nga của họ làm việc tại phương Tây, sẽ phải thích nghi với cuộc chiến tình báo.