La liga

【zelvia vs】Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng hiệu quả và bền vững tại Việt Nam

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Toàn cảnh khai mạc Tuần lễ năng lượng tái tạo Việt Nam 2019.Ngày 17/9/2019, tại Hà Nội, Liên minh Nă zelvia vs

nltt

Toàn cảnh khai mạc Tuần lễ năng lượng tái tạo Việt Nam 2019.

Ngày 17/9/2019,úcđẩychuyểndịchnănglượnghiệuquảvàbềnvữngtạiViệzelvia vs tại Hà Nội, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA), Liên minh Hành động vì khí hậu Việt Nam (VCCA) và Nhóm Công tác về biến đổi khí hậu (CCWG) và Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức Tuần lễ NLTT Việt Nam 2019. Sự kiện gồm một chuỗi các hội thảo, diễn ra đến hết ngày 20/9 tại Hà Nội và An Giang.

Chương trình năm nay được tổ chức với chủ đề chính: “Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm từ quốc tế”. Đây là cơ hội để mang tiếng nói của các bên liên quan đóng góp vào quá trình thúc đẩy chuyển dịch năng lượng hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Phạm Ngọc Linh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho biết, từ năm 2017 đến nay, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách ưu tiên phát triển NLTT để thúc đẩy sản xuất và thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

Chỉ trong thời gian 2 năm, tỷ lệ NLTT trong cơ cấu nguồn điện quốc gia tăng nhanh từ không đáng kể lên hơn 9% với 2 nguồn chủ yếu là điện gió và điện mặt trời. Đó là những thay đổi tích cực thể hiện sự nổ lực cần được ghi nhận của người dân và Chính phủ để giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng truyền thống nhằm bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Ông Linh cho rằng, NLTT là tương lai của hệ thống điện. Điều quan trọng bây giờ là từng bước hoàn thiện quá trình chuyển dịch từ nguồn nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn NLTT, để việc phát triển NLTT không chỉ đóng góp trực tiếp cho sự vận hành, phát triển của ngành điện mà còn mang lại những ảnh hướng tích cực đến đời sống – xã hội và sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.

Thông tin thêm về điều này, ông Đỗ Đức Quân - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và NLTT (Bộ Công thương) cho biết, chỉ trong vòng 1 năm qua, tổng công suất điện mặt trời đạt gần 5.000 MW. Chính phủ cũng đã có các chính sách hỗ trợ điện gió, điện mặt trời (về giá, về cơ chế…) để phát triển. Giá điện mặt trời có thể hỗ trợ thêm 1 vài năm nữa, thu hút số lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chia sẻ kinh nghiệm chuyển dịch năng lượng, ông Nguyễn Văn Nguyên - Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu cho biết, Bạc Liêu chọn phát triển NLTT và điện khí là trụ cột phát triển thứ 2 sau nông nghiệp công nghệ cao. Tính đến thời điểm này, tỉnh đã triển khai 120 hộ lắp điện mặt trời áp mái công suất 650 kwp (công suất đo năng lượng mặt trời), 9 tòa nhà công sở lắp điện áp mái 2.596 kwp và tỉnh đang hướng tới đạt 5.000 kwp.

Theo bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc GreenID, là quốc gia có tiềm năng NLTT đa dạng và dồi dào, Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích khi chuyển dịch sớm sang phát triển năng lượng sạch. Ưu tiên sử dụng năng lượng hiệu quả và đẩy mạnh phát triển NLTT sẽ giúp đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, giảm ô nhiễm, bảo vệ khí hậu, sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo, tạo cơ hội thu hút đầu tư và tạo việc làm cho các địa phương phát triển kinh tế, thúc đẩy sự tham gia và sáng tạo của người dân, doanh nghiệp tư nhân vào thị trường năng lượng sạch.

Trong vòng một năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về phát triển NLTT. Đặc biệt với kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường NLTT sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, quá trình phát triển “thần tốc” này cũng đang đặt ra những thách thức mới về sự phát triển đồng bộ của hệ thống lưới điện, sử dụng đất, cơ chế giá điện, nguồn nhân lực/việc làm và nguồn tài chính...

Do đó, để Việt Nam có thể vượt qua những thách thức này, rất cần sự chung tay, ủng hộ và nỗ lực hành động của các bên từ các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chính quyền và cộng đồng địa phương đến các tổ chức phát triển hay khối tài chính, ngân hàng.

Thảo Miên

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap