Cụ thể,ơquanThuếsẽđượcmuatinphụcvụquảnlýrủthứ hạng của ac milan gặp napoli để phục vụ cho việc thu thập thông tin phục vụ cho công tác quản lý rủi ro, cơ quan Thuế có thể phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc các bộ, ban, ngành về tình hình xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; đăng ký và thực tế sử dụng lao động; thông tin về giao dịch qua ngân hàng, thông tin về số dư trên tài khoản ngân hàng; vi phạm pháp luật thuế, vi phạm pháp luật hải quan, vi phạm trong lĩnh vực kế toán, thống kê, tài chính doanh nghiệp, vi phạm hành chính, hình sự khác;
Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật về thuế trong việc kê khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, hoàn thuế, kiểm tra, thanh tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, biên lai phí, lệ phí; thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra, đôn đốc và các biện pháp khác của cơ quan Thuế từng thời kỳ; Thông tin từ bên thứ ba có liên quan như: Hiệp hội ngành nghề kinh doanh, các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước của người nộp thuế; Thông tin từ đơn thư tố cáo trốn thuế, gian lận thuế. Ngoài ra, cơ quan Thuế được phép mua tin theo chế độ quy định.
Bộ Tài chính dự kiến cho phép cơ quan Thuế thu thập thông tin ở nước ngoài phục vụ quản lý nhà nước về thuế được thực hiện Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Theo đó, nguồn thông tin thu thập từ nước ngoài bao gồm: Cơ quan Thuế, các cơ quan quản lý khác của Nhà nước và vùng lãnh thổ cung cấp theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần và các hiệp định hợp tác trao đổi, cung cấp thông tin giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ; các tổ chức quốc tế có liên quan cung cấp theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nhà sản xuất hàng hóa, người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu cung cấp theo đề nghị của cơ quan thuế được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thông tin ở nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.