您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【al-hazm – al-nassr】Bảo trì quốc lộ hiệu quả để thúc đẩy phát triển kinh tế

88Point2025-01-24 22:58:15【Cúp C1】4人已围观

简介Công tác bảo trì đường bộ có vị trí đặc biệt quan trọng, giúp giao thông êm thuận, giảm tai nạn giao al-hazm – al-nassr

Bảo trì quốc lộ hiệu quả để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Công tác bảo trì đường bộ có vị trí đặc biệt quan trọng, giúp giao thông êm thuận, giảm tai nạn giao thông. Ảnh: Hùng Việt

Chủ động đề xuất bổ sung vốn bảo trì để sửa chữa nhiều tuyến quốc lộ

Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) mới đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chấp thuận danh mục chuẩn bị đầu tư bổ sung trong kế hoạch bảo trì năm 2023 để sửa chữa một số tuyến quốc lộ (QL) một số cầu và xử lý điểm đen tai nạn giao thông, với tổng kinh phí hơn 400 tỷ đồng.

Sửa chữa đột xuất cần thực hiện ngay để khắc phục kịp thời

Ông Lê Hồng Điệp - Trưởng phòng quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cho biết, để đẩy nhanh tiến độ, tập trung xử lý các điểm đen tai nạn giao thông (TNGT) được kịp thời, Cục ĐBVN căn cứ tính chất cấp bách về giải quyết tồn tại là nguyên nhân gây TNGT của các điểm đen TNGT và một số trường hợp sửa chữa đột xuất cần thực hiện ngay để khắc phục kịp thời nguy cơ mất an toàn giao thông, Cục ĐBVN đã thống nhất lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu cùng thời điểm, lập, trình báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án, kể cả trường hợp chưa giao dự toán chi.

Đối với đề xuất sửa chữa QL38B đoạn từ QL38 đến cầu Hợp Lý địa bàn tỉnh Hà Nam, Cục ĐBVN cho hay, đoạn tuyến này được đầu tư xây dựng trong dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 492 đoạn Km0 - Km12 và nhánh nối từ đường tỉnh 492 đến bến xe Hòa Mạc có bề rộng nền đường 9 m và bền rộng mặt đường 7 m. Do khó khăn về nguồn vốn nên đoạn tuyến trên mới hoàn thành đầu tư đến điểm dừng kỹ thuật và được Bộ GTVT tiếp nhận, giao Cục ĐBVN quản lý, bảo trì từ ngày 1/5/2017.

Tuy công tác quản lý, bảo trì trên QL38B đoạn từ QL38 đến cầu Hợp Lý đã được quan tâm thực hiện nhưng do dự án chưa hoàn thành hồ sơ xác nhận hết bảo hành công trình nên chưa đủ cơ sở pháp lý để bố trí kinh phí sửa chữa, hoàn thiện lớp móng, mặt đường theo quy định của pháp luật về quản lý bảo trì và đầu tư xây dựng công trình.

Chính vì vậy, để sửa chữa các hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), đáp ứng nhu cầu vận tải, Cục ĐBVN đề xuất Bộ GTVT chấp thuận danh mục chuẩn bị đầu tư công trình sửa chữa hoàn thiện nền, móng, mặt đường, thoát nước, hệ thống ATGT QL38B đoạn từ Km 74+890 QL38 cũ đến Km 4+624/ĐT.492 cũ (bao gồm các nhánh nút giao phía Nam cầu Hợp Lý) với kinh phí dự kiến là 45 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một số tuyến quốc lộ khác cũng được Cục ĐBVN đề xuất Bộ GTVT bổ sung vốn trong kế hoạch bảo trì năm 2023 để sửa chữa như: QL47, QL217, QL217B, QL281, QL55, với tổng kinh phí 121 tỷ đồng.

Nguyên nhân đặc biệt quan trọng được Cục ĐBVN đề xuất là để kịp thời xử lý các hư hỏng, bất cập nhằm tăng cường kết nối quốc lộ với tuyến cao tốc, phát huy hiệu quả đầu tư của các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã hoàn thành đưa vào khai thác gồm Mai Sơn - QL.45 và Dầu Giây - Phan Thiết; dự kiến tiếp tục hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm các đoạn QL.45 - Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Đối với xử lý điểm đen tai nạn giao thông, Cục ĐBVN đề xuất xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông tại Km94 - Km95 QL21 tỉnh Hòa Bình; sửa chữa hư hỏng mặt đường, xử lý các vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông trên QL15D, tỉnh Quảng Trị với tổng kinh phí hơn 130 tỷ đồng. Sửa chữa đột xuất cầu Chả 2 Km 217+735 QL37 và sửa chữa đột xuất tràn Pắc Cụp Km 170+600, QL2C, tỉnh Tuyên Quang với tổng kinh phí 35 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cục ĐBVN cũng đề xuất sửa chữa đoạn Km0 - Km 1+500, QL62 đoạn qua TP Tân An, tỉnh Long An và sửa chữa nền, mặt đường, gia cố lề và hoàn thiện hệ thống ATGT các đoạn Km 176+495 - Km 181+300, Km 184+450 - Km187, QL27, tỉnh Lâm Đồng với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng...

Cục ĐBVN cho biết, trong kế hoạch vốn bảo trì năm 2023, Cục ĐBVN được phân bổ để phục vụ quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ gần 12.000 tỷ đồng. Đến hết tháng 5/2023, giá trị đã nghiệm thu hoàn thành mới đạt khoảng hơn 2.700 tỷ đồng, đạt 23%; kinh phí đã giải ngân đạt hơn 3.350 tỷ đồng, đạt khoảng 28%.

Ứng dụng công nghệ mới trong bảo trì đường bộ

Cũng theo Cục ĐBVN, công tác ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới (CNM, VLM) trong xây dựng và bảo trì đường bộ của Cục ĐBVN trong hơn 10 năm qua đã đạt được hiệu quả cao về mặt kinh tế - kỹ thuật - môi trường, góp phần thêm các giải pháp kỹ thuật mới (bên cạnh các giải pháp kỹ thuật truyền thống) cho từng hạng mục, dự án cụ thể, từ đó tiết kiệm tài nguyên, giảm khí phát thải nhà kính.

Trong đó, liên quan đến xây dựng và bảo trì kết cấu áo đường, nổi bật có các công nghệ như: công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ giúp tận dụng vật liệu mặt đường cũ, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, thân thiện với môi trường; công nghệ bê tông nhựa tái chế nóng; công nghệ bê tông nhựa ấm; công nghệ lớp phủ mỏng Microsurfacing trong bảo trì dự phòng mặt đường, giúp kéo dài tuổi thọ mặt đường.

Theo ông Nguyễn Xuân Cường - Cục trưởng Cục ĐBVN, sự phối hợp hiệu quả của các doanh nghiệp trong công tác bảo trì đường bộ đã đưa 1 số CNM, VLM vào ứng dụng đem lại hiệu quả, đổi mới thể hiện sự năng động, sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo trì đường bộ… Cục ĐBVN cũng chia sẻ những vất vả, khó khăn của các nhà đầu tư khi phải đầu tư máy móc, thiết bị để áp dụng CNM, VLM nhưng khả năng thu hồi vốn, khấu hao gặp khó khăn, một số dự án vẫn dang dở, chưa được ban hành tiêu chuẩn.

Tích cực chủ động xử lý các điểm đen

Riêng đối với điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên các tuyến đường đầu tư theo phương thức BOT, Cục ĐBVN cũng đề nghị các nhà đầu tư khẩn trương thực hiện; các khu quản lý đường bộ, sở GTVT được phân công nhiệm vụ cơ quan ký hợp đồng giai đoạn dự án BOT đưa vào khai thác sử dụng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các nhà đầu tư BOT, nhất là đối với các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT đã được lực lượng cảnh sát giao thông, công an, UBND cấp tỉnh và ý kiến của đại biểu Quốc hội, của cử tri do đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh chuyển đến. Đồng thời, Cục ĐBVN cũng yêu cầu các nhà đầu tư BOT đẩy nhanh tiến độ thực hiện xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT để sớm khắc phục nguyên nhân mất ATGT.

Ông Lê Hồng Điệp - Trưởng phòng quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông (Cục ĐBVN), cũng cho biết thêm, Cục ĐBVN cũng chỉ đạo tổ chức và tổ chức lại giao thông khoa học, hợp lý, đồng bộ gắn với việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hành lang an toàn giao thông.

Đối với các tuyến đường đang khai thác, thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các bất hợp lý, hạn chế về tổ chức giao thông, bổ sung, điều chỉnh, sơn kẻ mặt đường, cọc tiêu, biển báo, điều chỉnh tổ chức giao thông và các bất cập khác dẫn đến nguy cơ mất ATGT, ùn tắc giao thông.

Đối với các bất hợp lý, hạn chế của công tác này đã được Cục CSGT phản ánh thời gian qua thì sử dụng kinh phí bảo dưỡng thường xuyên để xử lý ngay đối với việc bổ sung sơn kẻ mặt đường, sửa chữa, bổ sung biển báo hiệu đối với các điểm tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT, các vị trí cần điều chỉnh, bổ sung cục bộ phương án tổ chức giao thông...

很赞哦!(68794)