Tại Hội nghị sản xuất chăn nuôi,Đềxuấtcácgiảiphápđểthúcđẩytiêuthụsảnphẩmchănnuônhan dinh cadiz cung - cầu thực phẩm các tháng cuối năm 2021 do Bộ NN&PTNT tổ chức, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay cơ bản ngành chăn nuôi vẫn cung ứng đủ nhu cầu trong nước. Nếu dịch bệnh được kiểm soát và kinh tế khôi phục vào cuối tháng 9, ngành chăn nuôi có thể hồi phục trong tháng tiếp theo và đáp ứng nhu cầu dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Nhưng nếu dịch bệnh kéo dài hơn thời gian dự kiến này thì nguồn cung sẽ giảm khoảng 20% đến Tết Nguyên đán.
Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai, địa phương có vùng chăn nuôi lớn nhất cả nước cho biết, dù chịu tác động của dịch COVID-19 nhưng tình hình chăn nuôi của Đồng Nai vẫn phát triển ổn định với 2,4 triệu con lợn; 2,3 triệu con gà; 7,1 triệu con chim cút; mỗi tháng cung cấp cho thị trường 30.000 tấn thịt lợn, 20.000 tấn thịt gia cầm...
Trên địa bàn Đồng Nai còn 9/62 cơ sở giết mổ đang hoạt động, chuỗi giết mổ, cung ứng thực phẩm của các doanh nghiệp cơ bản duy trì ổn định nhờ 70% nhân lực đã được tiêm phòng vaccine COVID-19. Dự báo về tình hình cung ứng thực phẩm cho thị trường các tháng cuối năm, nhất là trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ông Sinh nhận định, riêng trên địa bàn Đồng Nai, tổng đàn lợn vẫn duy trì được 80-90%. Tuy nhiên, nguồn cung thịt gà có thể sẽ thiếu, nhất là gà ta vì hiện tại nhiều công ty đang bán trứng giống thành trứng thương phẩm.
Từ thực tế này, ông Sinh kiến nghị các địa phương có giải pháp giải phóng lưu thông, đẩy mạnh luân chuyển hàng hóa giữa, từ đó có thể tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi, giảm giá cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị Bộ NN&PTNT có định hướng chiến lược về nhu cầu sản phẩm chăn nuôi trong nước cũng như xuất khẩu, đồng thời đề nghị Bộ hỗ trợ Hà Nội định hướng, xây dựng được những chợ đầu mối chuyên ngành để tiêu thụ sản phẩm cho hộ chăn nuôi.