【kèo chấp 1/4 là sao】Thực phẩm bẩn

Mới vài hôm trước,ựcphẩmbẩkèo chấp 1/4 là sao lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thịt động vật của ông Tăng Tây tại khu phố Tân Bình, phường Tân Bình (Đồng Xoài) phát hiện 55kg thịt heo rừng và các loại thịt động vật không rõ nguồn gốc khác đã biến đổi màu sắc. Trước đó ngày 5-1, cơ sở kinh doanh thịt động vật, sản xuất giò chả của ông Vũ Văn Mích ở khu phố Đức Hòa, thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng cũng bị phát hiện hàng chục kilôgam giò chả hỏng, mốc, biến đổi màu sắc được trộn lẫn với mỡ động vật tươi sống. Lo ngại hơn khi chủ cơ sở khai nhận số chả hỏng nhiều ngày do buôn bán không hết ông cất trong tủ đông để trộn lẫn với thịt sống. Điều đáng nói, giò chả là sản phẩm được tiêu thụ số lượng lớn trong dịp tết. Nếu chẳng may mua phải loại giò chả bị phù phép kiểu này người tiêu dùng lãnh hậu quả khôn lường.

Ở Bình Thuận, một số cơ sở chế biến giò chả trên địa bàn từng khai nhận, để biến các loại thịt ôi thiu giá rẻ thành sản phẩm dai, giòn, thơm ngon và bảo quản được lâu, họ đã trộn hóa chất borax vào nguyên liệu làm chả, giò. Trong khi borax là chất phụ gia dùng trong công nghiệp, bị nghiêm cấm trong chế biến thực phẩm vì tính độc hại cao, có khả năng gây ung thư.

Cũng vì thực phẩm bẩn mà đã có hàng trăm vụ với hàng ngàn người bị ngộ độc trong năm qua. Cụ thể đầu tháng 12-2016, hơn 120 công nhân Công ty TNHH Yakin Sài Gòn thuộc Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú (thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú) phải nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm. Còn ở Huế, cũng vì ăn bánh mì nhân nhiễm khuẩn mà hơn 123 người bị ngộ độc. Đi đám cưới ở Nam Định trong chiều 25-9, có 86 người bị ngộ độc thực phẩm. Chiều 19-10, có 78 trẻ tại Trường mầm non Họa Mi thuộc tỉnh Vĩnh Long phải nhập viện cấp cứu cũng do ngộ độc thực phẩm… Đó là hồi chuông cảnh báo về nạn thực phẩm bẩn đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Mối nguy hại của thực phẩm bẩn không chỉ dừng lại ở các ca bị ngộ độc. Các chất độc hại trong thực phẩm bẩn xâm nhập cơ thể người dưới nhiều góc độ, từng ngày, từng giờ, mọi nơi, mọi chỗ. Và theo GS. TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam thì có tới 35% các loại ung thư ở người do dinh dưỡng không bảo đảm, không hợp lý gây ra. Thực phẩm bẩn gây ung thư nhiều nhất là bộ phận trực tiếp hấp thu thực phẩm, đầu tiên là hệ tiêu hóa. Chất độc trong thực phẩm bẩn còn thấm vào máu và có khả năng đi khắp cơ thể, cho nên bất cứ bộ phận nào cũng có thể mắc ung thư. Đáng lo ngại hơn khi thực phẩm bẩn còn là yếu tố tác động đến chất lượng giống nòi.

Cuộc chiến chống thực phẩm bẩn sẽ khó thành công nếu lòng tham, sự vô cảm trước nỗi đau của cộng đồng không được loại bỏ. Bên cạnh tập trung quản lý, kịp thời phát hiện, có chế tài đủ sức răn đe thì đẩy mạnh tuyên truyền, đánh thức thiện tâm ở mỗi người mới là căn bản để tránh họa và không tái diễn sản xuất thực phẩm bẩn.     

An Nhiên