您现在的位置是:88Point > Nhận Định Bóng Đá

【lich thi dau ngoai han anh】Chưa thông phương án vốn tái định cư sân bay Long Thành

88Point2025-01-10 19:12:29【Nhận Định Bóng Đá】8人已围观

简介Cần minh bạch để tránh trục lợi chính sáchĐại biểu (ĐB) Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, những côn lich thi dau ngoai han anh

Cần minh bạch để tránh trục lợi chính sách

Đại biểu (ĐB) Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng,ưathôngphươngánvốntáiđịnhcưsânbayLongThàlich thi dau ngoai han anh những công việc mà cơ quan chuẩn bị dự án đã thực hiện về thiết kế kỹ thuật đã vượt trên yêu cầu của một báo cáo nghiên cứu khả thi. Tuy nhiên, ĐB Cường băn khoăn về việc bản dự án này còn thiếu các dữ liệu, tiêu chí để tính toán một cách chắc chắn, chính xác quy mô đất cần thu hồi, tổng mức bồi thường, phương án cần hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp và tái định cư cho người dân một cách phù hợp nhất; cũng như chưa đánh giá một cách đầy đủ những tác động của dự án.

ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cũng cho rằng, về tài chính, dự án này liên tục tăng so với mỗi lần báo cáo. Ban đầu, UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo giải phóng mặt bằng có hơn 13 nghìn tỷ đồng, sau đó lại báo cáo hơn 18 nghìn tỷ đồng và đến giờ là khoảng 23 nghìn tỷ đồng, mà đây chỉ là con số ước tính.

“Đây là dự án lớn, cần nhiều thời gian để triển khai, đến lúc thực tế triển khai có tiếp tục tăng lên nữa hay không? Ngoài ra, Chính phủ dự kiến, dự phòng 10% cho dự án có đủ để giải quyết những vấn đề phát sinh hay không?” - ĐB Tiến đặt câu hỏi.

Còn ĐB Chau Chắc (An Giang) lại quan tâm nhất là khâu tổ chức thực hiện dự án và mức sống của người dân sau khi tái định cư, tránh tình trạng sau khi tái định cư mức sống của người dân khó khăn hơn.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) lại cho hay, việc làm thế nào để chống tái lấn chiếm là vấn đề hết sức quan trọng, từ khi có nghị quyết cho đến nay đã có rất nhiều hộ đã “nhảy dù vào”. “Tôi lo nhất khi chúng ta thu hồi và sau đó họ lại tiếp tục tái lấn chiếm thì mới khó giải quyết. Tôi đề nghị bổ sung thêm điểm là "xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lợi dụng chính sách để trục lợi, lấn chiếm đất đai đã được thu hồi” - ĐB Nhưỡng nói.

Chưa “chốt” phương án nguồn vốn bổ sung

Theo dự thảo nghị quyết về dự án phục vụ phiên thảo luận (13/11), tổng mức đầu tư dự án là 22.938 tỷ đồng. Ngoài 5.000 tỷ đồng đã được Quốc hội phê chuẩn, dự thảo cũng nêu hai phương án về nguồn vốn bổ sung.

Cụ thể: Phương án 1 - Bố trí bổ sung 15.000 tỷ đồng trong số 80.000 tỷ đồng cho các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 và 2.938 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất, giao đất tái định cư giai đoạn đầu; trường hợp không đủ thì bố trí từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020;

Phương án 2 - Ngân sách trung ương bố trí bổ sung kinh phí 17.938 tỷ đồng từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện dự án.

Phương án về nguồn vốn bổ sung cũng là nội dung dung được rất nhiều ĐB quan tâm và cho ý kiến.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng đồng tình với phương án 2. Theo ĐB Nhưỡng, bố trí trong vốn dự phòng đầu tư ngân sách trung hạn tốt hơn là lấy 15.000 tỷ đồng từ việc chi cho các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết 26. Việc bố trí 15.000 tỷ đồng này nên tập trung cho dự án quan trọng trước mắt.

ĐB Nguyễn Hữu Đức (Bình Định) cũng đồng thuận: “Trước mắt, tôi tán thành với đề xuất của Chính phủ, cơ bản vốn cho dự án do Nhà nước bảo đảm. Phương án bố trí bổ sung vốn từ nguồn dự phòng theo quy định Điều 10 của Luật Ngân sách nhà nước rất chặt chẽ. Bởi vậy, phương án sử dụng dự phòng ngân sách, nhưng cam kết trả sớm là có tính khả thi trong điều kiện không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách”.

Trong phần phát biểu giải trình thêm về dự án này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội ủng hộ phương án 2.

Tuy nhiên, theo ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội), mặc dù phải chọn một phương án, nhưng cả hai phương án đều cảm thấy có những “điểm gợn” lên.

ĐB Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) thì lại cho rằng: “Dự thảo của báo cáo nghị quyết có đưa ra hai phương án. Tôi phân vân giữa hai phương án này, tuy nhiên tôi thấy phương án 1 khả thi hơn. Bởi vì, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công, trong đó có bố trí 80 nghìn tỷ đồng cho dự án quan trọng quốc gia và kế hoạch 2016 - 2020 để thực hiện quyết định chủ trương đầu tư và mức vốn kế hoạch đầu tư công”.

“Phương án 1 khả thi nhất và phương án này thể hiện sự cấp bách, có thể giải ngân được ngay, sử dụng khoản dự phòng còn phải qua nhiều bước và có thể liên quan đến nhiều địa phương” - ĐB Ngân nói.

Cũng cho ý kiến về nguồn vốn cho dự án này, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng:

Thứ nhất, trong Nghị quyết 26 của Quốc hội về "Kế hoạch đầu tư công trung hạn" quy định rõ 80.000 tỷ đồng là phải đầu tư cho các công trình trọng điểm quốc gia, có giá trị trên 10.000 tỷ đồng.

Trong 2 phương án, Chính phủ đề nghị số 70.000 tỷ đồng thì dành 55.000 tỷ đồng cho đường cao tốc; còn 15.000 tỷ đồng, Chính phủ đề nghị 7.000 tỷ đồng để làm tuyến đường sắt, còn lại 8.000 tỷ đồng, cho 27 công trình quan trọng khác. Nhưng các công trình này đều giá trị dưới 10.000 tỷ đồng, không phải là công trình trọng điểm quốc gia, nên không thể sử dụng nguồn vốn này.

Thứ hai, Chính phủ đề xuất dùng nguồn dự phòng, nếu thấy cần thiết thì phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trên cơ sở ủy quyền của Quốc hội về công trình này.

Như vậy, “nếu chúng ta sử dụng phương án 1 thì hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tinh thần Nghị quyết 26 của Quốc hội. Nếu chúng ta theo phương án 2, sẽ phải điều chỉnh lại Kế hoạch đầu tư công trung hạn và như vậy không phù hợp với tính nhất quán trong việc sử dụng các nguồn lực” - Phó chủ tịch Quốc hội nói./.

Duy Thái

很赞哦!(9566)