Ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp trục lợi chính sách trong hoạt động ủng hộ phòng,ểnhướngchiếnlượcvềphòngchốngdịchViệtNamđãlựachọnthờiđiểmphùhợlịch thi đấu bóng hôm nay và ngày mai chống dịch Covid-19 | |
Hướng dẫn mới về thủ tục hải quan đối với hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp phòng, chống dịch | |
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch, kiểm soát biến chủng mới Omicron |
Chiều 4/1, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm "Nhìn lại 2021 - Những chuyển hướng chiến lược".
Tại đây, đại diện các bộ, ngành và chuyên gia đều đánh giá cao về sự xoay chuyển cục diện cả trong công tác chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nhờ Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Các chuyên gia tham dự tại Tọa đàm. |
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, ngay từ năm 2020 và năm 2021, rất nhiều chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài đã đề cập đến mô hình phục hồi theo hình chữ V hay hình chữ U để mô tả khả năng một nền kinh tế có thể quay lại sau khi chịu tác động của dịch Covid-19. Nhờ Nghị quyết 128, qua rà soát về số liệu GDP theo quý của năm 2021 tại Việt Nam, có thể thấy rằng, diễn biến từ quý 2,3 và 4, mô hình phục hồi đúng là hình chữ V.
“Chúng ta có thể thấy được mức giảm của quý 3 rất sâu, hơn -6% nhưng đến quý 4 đã phục hồi trở lại hơn 5,22%. Mô hình phục hồi này cũng cho thấy sức bật của nền kinh tế nước ta rất khả quan, chỉ cần có điều kiện cụ thể để các hoạt động kinh tế quay trở lại là lập tức sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhận định.
Nói về công tác phòng chống dịch, dù có ý kiến cho rằng Việt Nam chậm thay đổi, nhưng Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định những thời điểm chuyển chiến lược của Chính phủ hết sức phù hợp. Vì Covid-19 là bệnh truyền nhiễm được WHO khuyến cáo là vừa làm vừa nghiên cứu, vừa đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả. Trong quá trình chúng ta tìm tòi như vậy, để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng, giảm thiểu khả năng lây nhiễm, khả năng chuyển từ bệnh nhân nhẹ sang bệnh nhân nặng, chúng ta sử dụng chiến lược "Zero Covid".
Nhưng đến khi Việt Nam tổ chức tiêm vắc xin với độ bao phủ cao nhất, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, Chính phủ cũng đồng thời bắt đầu chuyển hướng, ý thức của người dân bắt đầu nâng lên. Hiện Việt Nam đã bao phủ vắc xin đạt tỷ lệ mũi 1 cho người trưởng thành trên 99%, mũi 2 cho người trưởng thành trên 90% - độ bao phủ đã đạt miễn dịch cộng đồng.
“Thời điểm Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển hướng từ "Zero Covid" sang thích ứng an toàn, linh hoạt là đúng với tình hình phòng chống dịch của chúng ta. Đến nay, Chiến lược này là phù hợp và đang mang lại hiệu quả cho cả hai lĩnh vực vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã nhắc đến những lợi thế để Việt Nam thực hiện hiệu quả khi chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch, đó là sự chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất trên toàn quốc cùng tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: “Đại dịch này chưa có tiền lệ và các giải pháp đưa ra là để thử nghiệm, có sự điều chỉnh linh hoạt. Có thể nói rằng, đến nay, suốt gần 2 năm chống dịch, chúng ta có thể rút ra nguyên tắc hết sức quan trọng về phòng chống dịch Covid-19 là: Y tế là trụ cột; kinh tế là cơ sở; ổn định an ninh, xã hội là trọng yếu, thường xuyên; công nghệ, dữ liệu là vấn đề then chốt; vắc xin, thuốc điều trị, ý thức cộng đồng là tiên quyết và sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”.
Vì thế, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng nhận định, việc nước ta ban hành kịp thời Nghị quyết 128 rất phù hợp với xu hướng ngày càng phổ biến trên thế giới. Đa số các nước phải chấp nhận sống chung với đại dịch, vừa sản xuất, vừa xây dựng kinh tế, vừa chống dịch. Nghị quyết 128 là một nghị quyết mở cho các địa phương, doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng là một nghị quyết tiếp tục điều chỉnh theo thực tế cuộc sống đặt ra.