88Point

Hiện nay, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tiến lên một bước là chế biến ở dạng hàng hó tỷ số hôm nay bóng đá

【tỷ số hôm nay bóng đá】Doanh nghiệp ngành in cần làm gì trước cuộc chiến thương mại Mỹ

Hiện nay,ệpngànhincầnlàmgìtrướccuộcchiếnthươngmạiMỹtỷ số hôm nay bóng đá cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tiến lên một bước là chế biến ở dạng hàng hóa tiêu dùng chứ không còn nguyên liệu thô như trước đây. Chính vì vậy nhu cầu về bao bì, tờ rơi, cataloge đang là thị trường đầy tiềm năng của các nhà in tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

doanh nghiep nganh in can lam gi truoc cuoc chien thuong mai my trung
Ảnh minh họa

Theo thống kê của Hiệp hội In Việt Nam, hiện TP. Hồ Chí Minh vẫn đang là trung tâm in lớn nhất cả nước với xấp xỉ 1.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 60% doanh thu và sản lượng trang in toàn ngành.

Trong đó, lĩnh vực in nhãn hàng, bao bì là thế mạnh của TP. Hồ Chí Minh, với hàng chục công ty in bao bì lớn có doanh số từ 200 tỷ đến 1.600 tỷ đồng/năm và hơn 500 công ty bao bì tư nhân có sản lượng thấp nhưng hoạt động cũng khá năng động. Sự cạnh tranh ở phân khúc sản phẩm này cũng rất cao giữa các đơn vị trong nước và với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Tuy nhiên, nhiều loại bao bì cao cấp phục vụ cho các tập đoàn mỹ phẩm nổi tiếng thế giới như P&G, Unilever… đang bị các công ty in có vốn đầu tư nước ngoài thâu tóm rất mạnh. Đặc biệt xu hướng này càng rõ rệt trong những năm gần đây, các doanh nghiệp FDI công nghiệp hỗ trợ trong đó có ngành in có xu hướng đi theo các công ty lớn đầu tư vào Việt Nam, đáp ứng chuỗi cung ứng. Nhất là khi những cạnh tranh thương mại Mỹ Trung và những lợi thế về chính sách do Việt Nam gia nhập vào các FTA thì làn sóng này càng mạnh mẽ. Các DN này cũng đang dần mở rộng thị trường, đáp ứng nhiều nhu cầu trong nước.

Ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội In TP. Hồ Chí Minh - cho biết, mỗi năm Mỹ xuất khẩu 6,1 tỷ USD và nhập khẩu 5,6 tỷ USD các sản phẩm in ấn. Những lĩnh vực in có lợi nhuận thấp và sử dụng nhiều lao động đều được Mỹ nhập khẩu. Trong 15 nước mà Mỹ nhập khẩu hàng in thì Trung Quốc chiếm tỉ trọng 47%. Theo phân tích của ông Tuấn, khoảng 1,7 tỷ USD hàng in sẽ chạy sang Việt Nam.

Các nhà in Trung Quốc đã sang Việt Nam từ trước khi cuộc chiến thương mại xảy ra. Họ ra đi để tìm kiếm chính sách ưu đãi về thuế và nhân công giá rẻ của Việt Nam. Đi theo khách hàng của mình đến Việt Nam và ra đi để tìm các biện pháp đề phòng cho cuộc chiến thương mại. Phần lớn các nhà in Trung Quốc sẽ mở công ty tại các tỉnh phía Bắc và chủ yếu là gần cảng Hải Phòng, phía Nam là các khu công nghiệp ở Tây Ninh, Bình Dương.

Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt buộc phải có cách nhìn nhận mới, phải đặc biệt tập trung đầu tư công nghệ mới, hoàn chỉnh, triển khai công nghệ một cách có hiệu quả, hợp lý. Để từ đó tiết kiệm chi phí, năng lượng, đồng thời an toàn cho môi trường. Đặc biệt, đối với ngành in ấn, quản lý lượng hóa chất tồn dư trong sản phẩm và xử lý rác thải cũng là một điều kiện cần thiết khi doanh nghiệp muốn tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế.

“Xu hướng chất lượng và tốc độ là bắt buộc, công nghệ in đạt trình độ tự động hoá cao; Do vậy, muốn đáp ứng thị trường in cao cấp, với số lượng lớn, thời gian nhanh, chúng ta cần có bài toán đầu tư dài hạn. Nếu dừng lại ở công nghệ cũ, năng suất thấp, chất lượng không đáp ứng thì thị trường in cao cấp tại Việt nam hoàn toàn là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhu cầu đầu tư thì cần, dừng đầu tư thì doanh nghiệp tụt hậu. Những doanh nghiệp có vốn nên duy trì tiến độ đầu tư cùng với việc nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Về vấn đề nguồn vốn đầu tư cho công nghệ, tiến sĩ Bùi Doãn Nề cho rằng, đối với các doanh nghiệp in quy mô vừa và nhỏ cần xem xét lại thị trường, rà xét hạng mục đầu tư, nên đầu tư theo hướng chuyên môn hoá. Trong lúc khó khăn về vốn, lãi suất ngân hàng trên 20% thì đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp sẽ khó khăn và khó thu hồi vốn. Bài toán các doanh nghiệp đang áp dụng là co cụm, rà xét chi phí, tăng cường đào tạo nội bộ, giữ vững thị trường truyền thống nhằm giảm bớt sức ép trong cán cân thanh toán. Tăng cường liên kết trong Hiệp hội in, giảm cạnh tranh bằng phá giá công in, giảm nợ khó đòi. Khắc phục bài toán đầu tư giai đoạn này, liên doanh liên kết và chuyên môn hoá là hướng nhằm tháo gỡ khó khăn cho từng doanh nghiệp và khai thác triệt để lợi thế của mỗi doanh nghiệp.

Ngoài ra, ông Tuấn cũng gợi ý các doanh nghiệp ngành in cần tăng cường hơn nữa quảng bá hình ảnh và thương hiệu ra thị trường thế giới; Tìm hiểu “luật chơi” quốc tế một cách kỹ lưỡng; Từng bước đưa các thiết lập chuẩn mực vào sản xuất, phát triển và nghiên cứu sản phẩm. Đồng thời, chuẩn hoá qui trình sản xuất, phấn đấu được đánh giá công nhận đạt chuẩn của các tổ chức chứng nhận quốc tế có uy tín…

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap