【kết quả giải giao hữu câu lạc bộ】Xóa đói, giảm nghèo thời đó…

Gặp những cô,đigiảmnghothờiđkết quả giải giao hữu câu lạc bộ chú cao niên tuổi Đảng, những cán bộ, người dân từng sống qua thời chiến, nói chuyện xóa đói, giảm nghèo, cô, chú hay dùng từ: “Thời đó...”. Thời đó - một thời đã qua với biết bao ký ức, kỷ niệm và sự vươn lên, hết diệt giặc đói, đến diệt giặc dốt. Thời đó - tình nghĩa đồng bào thấm đượm, tình xóm làng gắn bó. Thời đó - chuyện lo cái ăn, cái mặc hết sức gian nan !

Nhờ thực hiện mô hình giảm nghèo hiệu quả, nhiều người đã có được cuộc sống ổn định hơn.

Trong khốn khó, ấm tình làng nghĩa xóm

Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Tám, ở khu vực 7, phường IV, thành phố Vị Thanh, để nghe ông kể về truyền thống hào hùng của vùng đất thị xã Vị Thanh xưa, sự nỗ lực chống lại cái đói, cái nghèo của một vùng đất anh hùng những năm sau giải phóng. Thật không dễ dàng mà vùng đất căn cứ cách mạng ngày nào, với kênh rạch lung đìa chằng chịt, đất đai vừa nhiễm mặn lại ứ phèn trở nên trù phú, ruộng rẫy tươi tốt, thương mại - dịch vụ phát triển. Ông Tám tâm sự, đã 43 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thị xã Vị Thanh xưa (nay là thành phố Vị Thanh) có nhiều đổi thay. Xưa người dân nơi đây kiên cường đánh giặc, sau giải phóng mọi người lại kiên trì trong chống lại cái đói, cái nghèo. Sau mấy mươi năm, đời sống người dân có nhiều thay đổi lắm.

Mắt nhìn xa xăm, ông Tám kể, sau giải phóng, vợ chồng ông dắt díu nhau về thị xã Vị Thanh sinh sống và ông giữ chức Phó ban Nông dân tỉnh Cần Thơ, tài sản của vợ chồng ông chẳng có gì. Thấy vợ chồng ông khổ quá, bà con lối xóm xúm nhau đỡ đần. Người cho cây, người cho lá, người ra công giúp ông dựng căn nhà để ở. “Đất đai ứ phèn nhiễm mặn, mùa màng thất bát. Đói cơm là chuyện thường ngày. Càng khốn khó, tình làng nghĩa xóm càng thêm thắt chặt, mọi người giúp đỡ nhau chân tình, hầu như chẳng ai tính toán thiệt hơn”, ông Tám bộc bạch.

Những năm sau giải phóng, tỉnh chưa có cán bộ phụ trách lĩnh vực giảm nghèo như bây giờ, mà là cán bộ phụ trách công tác dân vận, mặt trận rồi chăm lo đời sống hộ nghèo. Các chi bộ, chính quyền cơ sở tập trung ưu tiên hàng đầu là khôi phục sản xuất, ổn định đời sống Nhân dân, đặc biệt chăm lo những gia đình neo đơn, nghèo đói, gia đình chính sách, gia đình liệt sĩ, thương binh. Dân nghèo, cuộc sống của cán bộ cũng chẳng khá hơn. Với trách nhiệm của mình, ông Tám thường xuyên đi cơ sở vận động người dân cố gắng làm ăn. “Lương của tôi chỉ có vài chục đồng, có lúc vài tháng mới cấp một lần. Nhiều lúc vợ con phải ăn cơm độn củ chuối, khoai. Trong công tác, chúng tôi chỉ có thể chia sẻ, động viên mọi người cố gắng làm ăn để vượt qua đói nghèo”, ông Tám chia sẻ.

Lịch sử Đảng bộ thị xã Vị Thanh (1954-2010) có ghi, đến năm 1978, để đẩy mạnh công tác cải tạo nông nghiệp, chính quyền vận động nông dân vào làm ăn tập thể, tiến hành từng bước từ hình thức thấp là xây dựng tổ đoàn kết sản xuất, rồi nâng lên thành tập đoàn sản xuất và tiến lên xây dựng hợp tác xã. Tham gia tập đoàn sản xuất, người dân không có tài sản riêng, ruộng đất được tập hợp lại để tổ chức canh tác tập thể, mọi người làm vần công lẫn nhau, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau, cùng làm cùng hưởng.

Khoảng năm 1979-1980, do sản xuất kém hiệu quả, hàng hóa khan hiếm, nhiều nông dân bỏ ruộng, không ra đồng hoặc đi nơi khác làm ăn. Sau khi tập đoàn sản xuất tan rã, đời sống người dân càng khó khăn hơn, nhiều gia đình đói nghèo. Để chống lại cái đói, cái nghèo, với tinh thần nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách, những người có điều kiện đã không hề toan tính thiệt hơn, hết lòng giúp đỡ, chia sẻ với những người nghèo khó. Như trường hợp ông Nguyễn Văn Sáu (Sáu Lâu), ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy (trước xã Vị Thủy, huyện Long Mỹ).

Nhớ một thời “cày ruộng không công”

Chúng tôi đến nhà ông Sáu Lâu vào buổi trưa, đúng lúc ông đang nói chuyện bà Trương Thị Mười Hai, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin - Bảo trợ người tàn tật -Trẻ em mồ côi huyện Vị Thủy. Từ câu chuyện của hai người, chúng tôi hiểu thêm về sự tương trợ trong những ngày khốn khó. Nhấp ly trà nóng, ông Sáu Lâu kể: “Đời sống người dân vô vàn khó khăn, thậm chí cả xóm chỉ có vài hộ đủ ăn, còn lại là nghèo khó. Nhà tôi có máy cày, hộ nào khó khăn thì tôi cho thiếu đến thu hoạch lúa thì trả. Còn những hộ quá nghèo, tôi giảm một nửa thậm chí cho luôn”. Chợt nhớ ra điều gì, ông Sáu Lâu nói tiếp, tôi nhớ một lần đến lấy tiền nợ cày lúa, nhưng vợ chồng chú đó không có tiền. Chú nói với tôi vài ngày nữa sẽ trả, rồi kêu vợ nấu cơm để đãi tôi. Nhưng người vợ cứ mãi ngập ngừng, rồi nói sáng giờ chưa mượn gạo được để nấu cơm. Nghe đến đây tôi thấy nghèn nghẹn trong lòng. “Lúc chiến tranh, dẫu khó khăn nhà có bao nhiêu gạo, tôi cũng sẵn sàng tiếp tế lương thực cho bộ đội, giờ hòa bình, thống nhất đất nước, chẳng lẽ không giúp đồng bào mình hay sao. Với suy nghĩ ấy, tôi quyết định không lấy tiền cày ruộng của vợ chồng chú ấy”, ông Sáu Lâu chia sẻ.

Những hộ được ông Sáu Lâu “cày ruộng không công” suốt mấy năm liền, kêu ông lấy đất ruộng của họ mà làm, nhưng ông nhất quyết không chịu, bởi ông quan niệm rằng, nông dân không có đất sẽ buồn lắm, không có đất ruộng lấy đâu ra cơm gạo mà ăn. Rồi cuộc sống của những hộ dân ấy sẽ ra sau… Những năm đó, gia đình ông Sáu Lâu làm 10 công ruộng, cộng thêm có máy cày những tưởng gia đình ông sẽ rất giàu nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn, ông thường xuyên giúp đỡ người nghèo. “Nếu tôi tính toán với bà con, chắc giờ này gia đình tôi có cả trăm công ruộng, giàu to rồi”, ông Sáu Lâu cười nói.

Nhiều người lớn tuổi kể, sau chiến tranh, còn sống đã là chuyện vui rồi, nên mọi người cần phải giúp đỡ lẫn nhau, để xây dựng cuộc sống mới, vượt qua đói nghèo. Tiếp lời ông Sáu, bà Mười Hai nói, ngày xưa đời sống người dân vất vả biết chừng nào, xã Vị Thủy lúc đó có hơn 200 hộ dân, nhưng có đến hơn nửa là hộ nghèo. Anh Sáu không chỉ giúp đỡ người dân xã nhà, mà còn cày ruộng giùm nhiều hộ ở xã khác. Đơn cử như nhà tôi suốt 5 năm liền anh Sáu không lấy tiền cày 8 công ruộng. “Cuộc sống nghèo khó, vất vả nhưng có con cá, củ khoai, mọi người cũng chia nhau. Cuộc chiến chống lại đói nghèo dù không chịu mất mát, hy sinh nhưng cũng cam go không kém. Nhưng được cái là dẫu người dân lúc đó không giàu tiền bạc, nhưng họ luôn giàu tình nghĩa, sẵn lòng giúp nhau”, bà Mười Hai chia sẻ.

Sau những năm 1990, bước đầu có cán bộ giảm nghèo. Lúc đó, hộ nghèo phân làm 3 loại gồm hộ nghèo chí thú làm ăn nhưng không có dụng cụ lao động sản xuất, hộ nghèo chí thú làm ăn có dụng cụ sản xuất nhưng không đầy đủ và hộ nghèo không lo làm ăn, rơi vào tệ nạn xã hội. Để tạo điều kiện, giúp người dân thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đã huy động sức mạnh toàn xã hội, chăm lo giúp đỡ như hỗ trợ vay vốn, giải quyết việc làm, trợ giúp khó khăn đột xuất, thực hiện mô hình giảm nghèo... Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo, cộng thêm sự tương trợ của cộng đồng xã hội, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả khả thi. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ qua từng năm, đời sống người dân được nâng lên về vật chất lẫn tinh thần.

Xóa đói, giảm nghèo những năm sau giải phóng hay ở thời điểm hiện tại đều có sự giúp đỡ của cộng đồng, xã hội. Mỗi thời điểm, mỗi chính sách khác nhau, song tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau luôn được phát huy.

Hiện nay, toàn tỉnh có 19.228 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,63% và 11.862 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,94%. Năm 2018, trên 4.000 hộ nghèo đăng ký thoát nghèo. Tỉnh triển khai 4 mô hình giảm nghèo tại xã Phương Bình, xã Bình Thành (huyện Phụng Hiệp), xã Long Trị (thị xã Long Mỹ) và xã Vị Trung (huyện Vị Thủy), với tổng kinh phí 987 triệu đồng. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra, duy trì và nhân rộng các mô hình giảm nghèo được triển khai từ năm 2017 trở về trước.

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU