Không chỉ thẳng thắn nêu ra những khó khăn,ệpthiệbóng đá đức 2 vướng mắc, nhiều doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp còn cho thấy sự thiện chí trong việc thể hiện sự băn khoăn, trăn trở về môi trường đầu tư vào địa bàn Hậu Giang, để qua đó cùng với tỉnh tập trung tháo gỡ, điều chỉnh kịp thời.
Việc cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đang được tỉnh đặc biệt quan tâm.
Cần sự tiếp sức từ phía tỉnh
Nhiều doanh nghiệp khẳng định sự phát triển kinh tế của Hậu Giang có mức tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, đó chỉ là con số so sánh với chính mình. Nghĩa là, khi tỉnh ta so sánh môi trường đầu tư với các tỉnh bạn thì còn nhiều điều chưa thể bắt kịp. Mặc dù thu hút đầu tư đã đạt chỉ tiêu hàng năm, nhưng về lâu dài thì tỉnh còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Lý do là các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn đầu tư còn gặp nhiều trở ngại do Hậu Giang chưa có chủ trương trợ lực hợp lý và kịp thời. Trong khi đó, khoảng 90% doanh nghiệp của tỉnh thuộc nhóm nhỏ và vừa.
Ông Đặng Xuân Trường, Giám đốc Công ty TNHH Tân Thuận Thành, ở Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, băn khoăn: “Bản thân tôi nhận thấy vướng mắc ở chỗ những thông tư, nghị định mới ra, các vấn đề ưu đãi doanh nghiệp hay những vị trí đất cụ thể được hưởng ưu đãi đầu tư hiện vẫn chưa thấy tỉnh triển khai chi tiết, hoặc niêm yết công khai đầy đủ. Ai cần thì phải tự “gõ cửa” UBND tỉnh”. Cũng liên quan đến việc gặp khó trong khâu nắm bắt thông tin về chính sách mới, ông Trường đã nêu cụ thể nhiều trường hợp mà bản thân ông liên hệ với một số sở, ngành liên quan về thông tin các văn bản mới ra nhưng có nơi cán bộ chưa nắm bắt kịp thời.
Còn ông Võ Minh Hải Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Hải Thanh, ở Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, cho rằng: “Để đạt mục tiêu hướng đến cả nước có khoảng 1 triệu doanh nghiệp như Chính phủ yêu cầu thì mỗi địa phương cần có chủ trương “vun bồi” doanh nghiệp, tạo động lực khởi nghiệp cho người trẻ tuổi có đam mê lập nghiệp. Đó cũng là cụ thể hóa Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Bởi, ngoài các yếu tố về năng lực tài chính, tầm nhìn và chiến lược phát triển của doanh nghiệp thì sự tiếp sức của tỉnh là vấn đề cần thiết. Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ chúng tôi chủ yếu cập nhật qua kênh thông tin đại chúng, chứ lượng thông tin từ các sở, ngành còn khá ít ỏi. Tôi thấy chính sách, văn bản mới ra rất nhiều và có lợi cho doanh nghiệp nhưng chưa thể áp dụng hết”.
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư
Việc cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư đang được tỉnh đặc biệt quan tâm. Điều đó thể hiện thông qua Chương trình hành động của UBND tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Cụ thể, nhiều giải pháp đã được tỉnh đề ra, trong đó tiếp tục chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai chính quyền điện tử, bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp…
Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh còn được tỉnh quan tâm thực hiện thông qua việc tổ chức các buổi đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn diễn ra thường xuyên hơn. Ông Đào Bá Khương, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Mekong Logistics, Khu công nghiệp Sông Hậu, phân tích: “Bản thân mỗi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cũng là một kênh “tiếp thị” hình ảnh về môi trường đầu tư cho tỉnh. Doanh nghiệp còn là cầu nối cung cấp những tin tức, phản ánh về thước đo giá trị công nghiệp một cách đúng đắn, cụ thể. Qua đây, nhà đầu tư khác hiểu sâu hơn về “bức tranh” đầu tư của tỉnh. Từ đó, gián tiếp hỗ trợ cho tỉnh xây dựng hình ảnh tốt đối với cộng đồng nhà đầu tư”.
“Mục tiêu của tỉnh trong thời gian tới là sẽ tiếp tục đầu tư phát triển Khu công nghiệp Sông Hậu và các khu, cụm công nghiệp khác theo quy hoạch để những nơi đó trở thành hạt nhân tăng trưởng của tỉnh trên các lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ, góp phần giúp cho Hậu Giang cơ bản trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2020. Để đạt được điều này, tỉnh đang tập trung vào việc cải thiện môi trường đầu tư. Cụ thể là triển khai nhiều giải pháp rút ngắn các giai đoạn về giải phóng mặt bằng, cầu thị lắng nghe ý kiến doanh nghiệp... Bên cạnh đó, việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư ngày càng được lãnh đạo tỉnh chú trọng”, ông Nguyễn Ngọc Điện, Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, khẳng định.
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU