88Point

Tại phiên họp Quốc hội ngày 28/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướn kayserispor – sivasspor

【kayserispor – sivasspor】Tăng quyền chống buôn lậu, giản lược hóa thủ tục hải quan

Tại phiên họp Quốc hội ngày 28/10,ăngquyềnchốngbuônlậugiảnlượchóathủtụchảkayserispor – sivasspor Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Hải quan (sửa đổi).

Áp dụng rộng rãi hải quan điện tử

Theo tờ trình, Luật Hải quan hiện hành cần được sửa đổi để nội luật hóa đầy đủ hơn các điều ước quốc tế về hải quan mà Việt Nam là thành viên, đồng thời tạo hành lang pháp lý để hiện đại hóa hoạt động hải quan, áp dụng rộng rãi hải quan điện tử.

Việc sửa đổi Luật Hải quan cũng bắt nguồn từ yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách thủ tục hải quan, đồng thời góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; tạo môi trường pháp luật thống nhất và khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Hải quan hiện hành.

Dự án Luật Hải quan sửa đổi gồm 106 Điều, được bố cục thành 8 Chương.

Dự thảo Luật sẽ thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan, từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử. Cụ thể, tại Điều 29 dự thảo quy định “Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử,…”; việc khai trong tờ khai giấy chỉ áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể do Chính phủ quy định. Điều 32 quy định việc kiểm tra hồ sơ hải quan được cơ bản thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc đối với một số trường hợp cụ thể được thực hiện trực tiếp bởi công chức hải quan.

Các quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan (Điều 22), hồ sơ hải quan (Điều 24), thời hạn nộp hồ sơ hải quan (Điều 25), đăng ký tờ khai hải quan (Điều 30) cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thủ tục hải quan điện tử, phù hợp với Công ước Kyoto.

BT
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày báo cáo trước Quốc hội sáng 28/10. Ảnh: TTXVN

Đơn giản hóa thủ tục, ưu tiên cho DN uy tín

Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính về hải quan, Điều 23 dự thảo Luật quy định rõ thời hạn công chức hải quan kiểm tra hồ sơ chậm nhất 2 giờ làm việc; giảm thời gian kiểm tra thực tế hàng hoá xuống 8 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai xuất trình hàng hoá cho cơ quan hải quan; trường hợp cần thiết phải gia hạn thì gia hạn tối đa 2 ngày làm việc. Điều 24 đưa ra quy định chung thống nhất về hồ sơ hải quan theo hướng đơn giản hóa, chỉ có tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có khi làm thủ tục hải quan, đối với các chứng từ khác, Bộ Tài chính sẽ quy định cụ thể trường hợp phải nộp, xuất trình theo quy định của pháp luật.

Để khuyến khích và tạo thuận lợi cho DN XNK lớn, chấp hành tốt pháp luật hải quan, thuế…; đồng thời tạo tiền đề công nhận chế độ ưu tiên giữa các quốc gia như Hải quan các nước, tại Chương III, mục 2 dự thảo Luật đã quy định rõ chế độ ưu tiên về hải quan đối với DN (Điều 38), điều kiện áp dụng (Điều 39), quyền, trách nhiệm của cơ quan hải quan, của DN được áp dụng chế độ ưu tiên (Điều 40, 41) phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Dự thảo cũng bổ sung cơ chế xác định trước cho DN mã số, xuất xứ, trị giá hải quan tại điều 28, giúp DN chủ động xác định trước nghĩa vụ về thuế, giảm tranh chấp giữa DN và hải quan về việc áp mã, xác định giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá.

Dự thảo Luật cũng bổ sung các quy định tạo cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra hàng hóa XK, NK theo cơ chế một cửa quốc gia.

Tăng cường phòng chống buôn lậu

Về địa bàn hoạt động hải quan, Điều 7 dự thảo Luật quy định ngoài những địa điểm đã được xác định như Luật hiện hành còn quy định địa điểm khác khi có đủ điều kiện về hạ tầng, lực lượng quản lý nhà nước và được phép XK, NK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của Chính phủ, khu vực đang lưu giữ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan thuộc địa bàn hoạt động hải quan.

Về kiểm tra sau thông quan, tại các Điều từ 78 đến Điều 84 dự thảo Luật đã quy định rõ về kiểm tra sau thông quan và phân cấp trách nhiệm thực hiện kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan.

Để tăng cường phòng, chống buôn lậu qua biên giới, Điều 91 dự thảo Luật quy định trong trường hợp có căn cứ xác định hàng hóa, phương tiện vận tải buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan thì lực lượng kiểm soát hải quan tiếp tục truy đuổi để áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý, đồng thời thông báo cho các cơ quan chức năng trên địa bàn biết để phối hợp ngăn chặn, xử lý.

Ngoài ra, Điều 92 dự thảo quy định rõ việc áp dụng các biện pháp tuần tra, kiểm soát, điều tra, xác minh để cơ quan hải quan có cơ sở thực hiện.

Về hệ thống tổ chức hải quan, Điều 14 dự thảo Luật bỏ cụm từ “tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam theo nguyên tắc chung gồm có: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan; Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương.

Hệ thống tổ chức của Hải quan vẫn được xây dựng theo nguyên tắc quản lý ngành và theo lãnh thổ nhưng căn cứ vào yêu cầu công việc; quy mô, tính chất hoạt động xuất nhập khẩu; đặc thù địa bàn, điều kiện kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ quy định việc thành lập, tổ chức lại Cục Hải quan căn cứ vào yêu cầu, khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất nhập khẩu, đặc thù địa bàn, điều kiện kinh tế xã hội./.

Hoàng Yến

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap