【bang xep hang 2 anh】Tăng sức hấp dẫn cho trái phiếu chính phủ

tang suc hap dan cho trai phieu chinh phu

Cán bộ KBNN thực hiện kiểm đếm tiền. Ảnh Thuỳ Linh.

Bị động

Theăngsứchấpdẫnchotráiphiếuchínhphủbang xep hang 2 anho thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ tính riêng trong tháng 11/2018, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức 14 phiên đấu thầu, huy động được tổng cộng 10.220 tỷ đồng trái phiếu. Tuy mức huy động của tháng này có tăng 23% so với tháng 10/2018 nhưng nhìn chung tỷ lệ giá trị trúng thầu so với giá trị gọi thầu tháng này chỉ đạt 52,1%.

Thực tế, mức huy động này có thể nói là chưa cao dù KBNN đã tăng lãi suất các kì hạn lên. So với tháng 10/2018, lãi suất trúng thầu tháng 11 của trái phiếu KBNN tăng trên các kỳ hạn như: 10 năm tăng 0,15%/năm, 15 năm tăng 0,10%/năm. Theo đó, lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 10 năm nằm trong khoảng 5,00-5,10%/năm, 15 năm trong khoảng 5,25-5,30%/năm.

Theo đánh giá từ KBNN, việc huy động vốn thông qua phát hành TPCP hiện nay vẫn còn khá bị động. Tuy đã hình thành thị trường TPCP chuyên biệt, cấu trúc thị trường đã từng bước được hoàn thiện nhưng do quy mô của thị trường nhỏ, số lượng, độ đa dạng các nhà đầu tư chưa cao nên thị trường hoạt động còn thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào diễn biến thị trường tiền tệ và ảnh hưởng rất lớn từ các biến động trên thị trường tài chính quốc tế.

Cùng với đó, số lượng các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư còn khiêm tốn, tiềm lực tài chính còn mỏng nên sự tham gia vào thị trường trái phiếu còn hạn chế. Do đó, việc hỗ trợ Bộ Tài chính thực hiện bình ổn thị trường trong những giai đoạn thị trường có biến động mạnh chưa thực sự hiệu quả.

Cũng theo KBNN, thực tế KBNN gặp áp lực khi phải đảm bảo yêu cầu gắn nhiệm vụ huy động vốn thông qua phát hành TPCP trên thị trường với tiến độ sử dụng vốn đầu tư để tránh tình trạng vay về nhưng chưa sử dụng. Việc huy động vốn gắn với tốc độ giải ngân vốn đầu tư trong thời gian đầu có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn TPCP, tuy nhiên gây áp lực nguồn cung trong thời gian cuối năm và mức lãi suất trên thị trường. Thực tế, nếu KBNN đợi khi phát sinh nhu cầu sử dụng vốn mới tiến hành huy động sẽ gặp rủi ro không có vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu chi. Mặt khác, nếu nhu cầu chi rơi vào thời điểm thị trường khó khăn, KBNN sẽ không thể huy động được vốn hoặc buộc phải tăng lãi suất rất cao để đảm bảo khả năng huy động, dẫn đến gây tác động xấu cho thị trường, làm tăng chi phí vay nợ của NSNN phải trả trong thời gian dài do vay vốn đầu tư dài hạn.

Chủ động duy trì kỳ hạn 6-8 năm

Bà Trần Thị Huệ, Phó Tổng giám đốc KBNN cho biết, Quyết định số 1191/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu với dư nợ đạt 38% GDP vào năm 2020, kéo dài kỳ hạn bình quân danh mục nợ TPCP hàng năm khoảng 6- 7 năm. Để đạt được các mục tiêu này, trong thời gian tới, cùng với sự ra đời của Luật Quản lý nợ công năm 2017 và hệ thống văn bản pháp lý đã ban hành, nghiệp vụ phát hành TPCP sẽ tiếp tục được hoàn thiện và đổi mới theo hướng hỗ trợ phát triển thị trường. Theo đó, KBNN sẽ tập trung phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu, đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả. Đồng thời, chủ động duy trì kỳ hạn danh mục TPCP bình quân ở mức 6 - 8 năm, kết hợp hài hòa giữa phát hành kỳ hạn dài để kéo dài danh mục nợ với kỳ hạn ngắn để tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó, KBNN tiếp tục điều hành lãi suất phát hành theo hướng tiếp cận lãi suất thị trường đảm bảo duy trì sự ổn định của thị trường TPCP, phù hợp với định hướng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.

Đặc biệt, sẽ thực hiện tái cơ cấu nợ TPCP trong nước giai đoạn 2019 - 2021 thông qua việc tập trung phát hành TPCP có kỳ hạn dài; phát hành linh hoạt TPCP có kỳ thanh toán lãi đầu tiên dài/ngắn hơn 1 kỳ thanh toán chuẩn và thực hiện hoán đổi/mua lại TPCP để tránh đỉnh nợ, giảm sức ép về nghĩa vụ thanh toán trái phiếu đến hạn cho ngân sách nhà nước, Thêm vào đó sẽ thực hiện phát hành bổ sung để tăng quy mô mã trái phiếu, hình thành các mã trái phiếu chuẩn.