【nhận định bournemouth】Thầy giáo lừng danh sử Việt Nam với 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ là ai?

(VTC News) -

Người thầy này có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất lịch sử,ầygiáolừngdanhsửViệtNamvớihọctròđỗtrạngnguyêntiếnsĩlànhận định bournemouth với 74 người, đủ các danh vị.

Ông chính là thầy giáo Trần Ích Phát.

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, Trần Ích Phát sống vào thời Lê sơ (thế kỷ 15-16), xuất thân từ gia đình nông dân nghèo tại làng Triều Dương, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ, ông sớm thể hiện tư chất thông minh vượt trội, trí nhớ siêu phàm. Những kinh sách phức tạp chỉ cần xem qua một lần là thuộc lòng. Tiếng tăm của Trần Ích Phát nhanh chóng lan rộng khắp nơi.

Năm 1448, dưới triều vua Lê Nhân Tông, ông tham gia kỳ thi Hương và xuất sắc đỗ đầu, đạt danh hiệu Giải nguyên. Tuy nhiên, khi bước vào kỳ thi Hội, Trần Ích Phát lại không đậu khiến nhiều người tiếc nuối. Dù còn rất trẻ, thay vì chờ đợi kỳ thi tiếp theo hoặc ra làm quan, ông đã chọn con đường khác.

Khi ấy, Trần Ích Phát tự nhủ với bản thân rằng: "Mình không làm được tiến sĩ thì sẽ đào tạo ra tiến sĩ, kể cả là thám hoa, bảng nhãn, trạng nguyên". Quyết tâm ấy đã thôi thúc ông trở về quê nhà, mở trường dạy học. Tiếng lành đồn xa, sĩ tử từ khắp nơi đổ về học hỏi Trần Ích Phát ngày càng nhiều.

Trần Ích Phát, thầy giáo lừng danh của Việt Nam từng có tới 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ. (Ảnh minh hoạ)

Trần Ích Phát, thầy giáo lừng danh của Việt Nam từng có tới 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ. (Ảnh minh hoạ)

Theo cuốn Những người thầy trong sử Việt, cách tiếp cận của Trần Ích Phát khác xa so với truyền thống giáo dục thời bấy giờ. Ông quan tâm sâu sắc đến đặc điểm tâm sinh lý của từng học trò, khích lệ mỗi người theo cách riêng để thúc đẩy hiệu quả học tập.

Những nỗ lực của Trần Ích Phát đem lại kết quả to lớn. Qua các khoa thi từ năm 1463 đến 1496, triều đình có thêm 9 trạng nguyên, 10 bảng nhãn, 10 thám hoa. Riêng học trò của Trần Ích Phát đã góp mặt 3 trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa. Ngoài ra còn có 10 hoàng giáp và 51 tiến sĩ. Đây được xem như một kỳ tích, bởi thời xưa chỉ cần đào tạo được một học trò đỗ đạt kỳ thi lớn đã vang danh thiên hạ.

Đa số học trò của Trần Ích Phát đều đỗ đạt dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì. Đây cũng chính là thời kỳ mà giáo dục, khoa cử cực kỳ phát triển.

Vua Lê Thánh Tông, khi còn là hoàng tử lưu lạc trong dân gian, đã nghe danh và ngưỡng mộ tài năng của Trần Ích Phát. Sau này nhờ sự đóng góp trong việc đào tạo nhiều nhân tài cho triều đình, Trần Ích Phát được vua phong làm Đông Các đại học sĩ, một vinh dự hiếm có cho người mới chỉ đỗ kỳ thi Hương.

Mặc dù được vua ưu ái, Trần Ích Phát vẫn từ chối làm quan và chọn cuộc sống giản dị tại quê nhà, tiếp tục sự nghiệp dạy học.

Kim Nhã