【ket qua bong da phap hom nay】Nâng cao chất lượng và quy hoạch sản xuất rau quả xuất khẩu

Đảm bảo chất lượng,ângcaochấtlượngvàquyhoạchsảnxuấtrauquảxuấtkhẩket qua bong da phap hom nay truy xuất nguồn gốc cho rau quả xuất khẩu. Ảnh minh họa

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung nhận định, nông sản Việt Nam giờ đây không chỉ cạnh tranh về số lượng mà còn phải cạnh tranh về chất lượng. Chính vì vậy, việc xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng và kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành xuất khẩu trái cây của Việt Nam.

Sản phẩm trái cây tươi như sầu riêng, nhãn, vải, xoài, thanh long, dừa, chuối… ngày càng được ưa chuộng tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và EU. Tuy nhiên, để tiếp cận các thị trường này, sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Điều này đòi hỏi các vùng trồng phải có mã số vùng trồng được cấp, đồng thời sản phẩm phải được xử lý và đóng gói tại các cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Khả năng truy xuất nguồn gốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tại thị trường Trung Quốc, ngoài các yêu cầu thông thường, doanh nghiệp xuất khẩu còn phải tuân thủ Lệnh 248 về "Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài" và Lệnh 249 "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu" vào thị trường Trung Quốc. Tương tự, thị trường EU yêu cầu rất cao về truy xuất nguồn gốc và kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu, đặc biệt là với các loại trái cây tươi và đông lạnh.

Một ví dụ tiêu biểu là vải thiều Thanh Hà, nhờ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường cao cấp như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ và Hàn Quốc. Tại Australia, vải thiều Thanh Hà được bán với giá gần 600.000 đồng/kg khi nhập khẩu qua đường hàng không. Lô hàng này được trồng tại các vùng đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và được bảo quản bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.

Như các lô hàng vải thiều chín của Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ Rồng đỏ xuất khẩu tới thị trường Australia đều được trồng tại những vườn vải đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Vải thiều được xuất khẩu bằng đường hàng không và bảo quản với công nghệ hiện đại nên dù chờ nhiều thời gian thông quan, vải vẫn tươi, ngon khi bán tại các siêu thị ở Australia.

Hay Công ty TNHH Khởi Huệ (huyện Thanh Hà) là đơn vị đang liên tổ chức 6 điểm cân, thu mua vải cho bà con nông dân Thanh Hà. Ông Lê Văn Khởi, Giám đốc Công ty khẳng định sẽ đồng hành với các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp sản phẩm vải thiều chất lượng tốt nhất cho du khách. Ông Khởi cho rằng, chất lượng, thương hiệu vải Thanh Hà đã và đang được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, dù xuất khẩu trái cây của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất trái cây trong nước vẫn còn gặp nhiều thách thức. Theo Vinafruit, sản xuất quy mô nhỏ lẻ và phân tán gây khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và kiểm soát chất lượng. Hệ thống kho bảo quản, xử lý sau thu hoạch và chế biến sâu vẫn còn thiếu, khiến việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm gặp nhiều trở ngại.

Để nâng cao vị thế của nông sản Việt trên thị trường quốc tế, Vinafruit khuyến nghị các doanh nghiệp cần áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như VietGAP và GlobalGAP, cơ giới hóa quy trình sản xuất và tăng cường sử dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc truy xuất nguồn gốc thông qua nhật ký điện tử cũng cần được áp dụng rộng rãi để minh bạch hóa quy trình sản xuất, từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Vinafruit, việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là một quá trình khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực lâu dài. Các mã số này giúp sản phẩm trái cây Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu, nhưng nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, mã số có thể bị thu hồi, ảnh hưởng lớn đến uy tín của nông sản Việt.

Cục Bảo vệ thực vật cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát chặt chẽ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, đặc biệt là đối với các sản phẩm có nhu cầu xuất khẩu lớn như sầu riêng. Việc tuân thủ quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố tiên quyết để giữ vững thị trường xuất khẩu và nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

Duy Trinh(t/h)