Gần bước vào tuổi thất thập,ổithấtthậpvẫnmtitửbóng đá tỷ số hôm nay nghệ nhân Võ Quốc Sử (ảnh), ở ấp 7A1, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, vẫn vác cây đờn trên vai mải miết với niềm đam mê của mình. Đờn ca giúp ông phấn khởi hơn khi về xắn tay vào công việc đồng áng.
Nghe tiếng đờn là chân đã muốn đi
Gần 60 năm trước, khi chỉ là cậu bé 10 tuổi, ông đã quyết tâm học để nuôi một giấc mơ được sống với niềm đam mê, được làm điều mình thích. Hồi đó, dù sống trong cảnh khốn khó, nhưng người dân vẫn lạc quan, nhà ông ở vùng ven, nên khi những cán bộ cách mạng tổ chức tuyên truyền, rồi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, ông theo suốt, được mọi người cho vào nhóm học múa. Ở đâu mọi người tập hát là ông theo nghe, riết người ta cho vào tập. Ông cũng cố gắng tập, nhưng vẫn nhìn miết cây đờn mandoline - nhạc cụ duy nhất trong nhóm. Ông nhìn và nghĩ rằng, một ngày nào đó ông cũng đờn được. Vậy là ông quyết tâm lê la học, chủ đích là học đờn cho được…
Cuộc sống cứ trôi cùng với niềm đam mê ngày một lớn. Không chỉ đờn được cây mandoline, mà ông còn tập tành những nhạc cụ mà ông được tiếp xúc, trong đó có cây đờn guitar, sến, kìm, cò… Lúc đó, vừa học đờn theo kiểu truyền nghề rồi về nhà tự mày mò. Sau ngày giải phóng, phong trào văn nghệ ở địa phương phát triển, ông càng có điều kiện để phát huy. Không chỉ đờn, ông còn viết những bài ca cổ, rồi nghiên cứu đờn ca tài tử, viết những bản vắn, trích đoạn cải lương và cả những bản nhạc theo cảm xúc, cảm hứng, ca ngợi sự đổi thay của quê mình. Ông cười: “Có ai dạy phải sáng tác là thế nào đâu, toàn viết theo suy nghĩ rồi đờn, mới đầu chỉ là cho mình nghe, rồi cho những người cùng tham gia văn nghệ nghe”. Ai cũng khen nên càng kích thích ông viết. Từ vốn múa chút ít được học từ lúc nhỏ, cộng với ngón đờn ngày càng điêu luyện và khả năng viết tác phẩm, ông tập tành dàn dựng chương trình cho xã tham gia thi cấp huyện, rồi được chọn đại diện thi cấp tỉnh…
Ông kể câu chuyện về con đường theo nghiệp đờn của mình như mới diễn ra, bằng ánh mắt lấp lánh niềm vui.
Đờn ca và mái ấm
Dù đam mê ca hát, nhưng ông vẫn xây dựng và giữ được mái ấm. Các con của ông đều có công ăn việc làm. Ông kể, hồi các con còn nhỏ, cực khổ trăm bề. Bám riết mấy công ruộng của gia đình, chắt chiu lắm mới đủ ăn. Rồi các con lớn lên, dựng vợ, gả chồng, cuộc sống khó khăn dần khá hơn nhưng ông vẫn cần mẫn chăm chút cho gia đình và vẫn được sống với niềm đam mê đờn ca của mình. Điều này làm cho ông thấy mãn nguyện với cuộc sống.
Giờ, niềm vui của ông là chăm chút cho sức khỏe để có thể đờn ca lâu hơn, truyền nghề cho thế hệ trẻ. Cũng cả chục năm trước, trường học ở gần nhà cần người dạy nhạc, ông biết nhưng đâu có bằng cấp, nên cố học cho xong một khóa ngắn để dạy và gắn bó với nghề. Hơn 5 năm nay, sức khỏe không tốt nên ông thôi không dạy nữa. Dù vậy, nhưng giờ rảnh là ông vẫn ôm cây đờn đi cùng bạn bè đồng điệu. Ông còn tranh thủ nhận học trò dạy tại nhà.
Ông biết đờn ca tài tử sau này, nhưng thấy hay quá nên nghiên cứu để đờn được các bài bản tổ, càng đờn càng thấy mê. Ông cũng tham gia sinh hoạt tài ở ở các câu lạc bộ đờn ca tài tử ở địa phương, giao lưu với các câu lạc bộ mà ông biết để kết thêm nhiều người đồng sở thích. Ông còn chia sẻ kinh nghiệm, truyền nghề cho những ai muốn học. “Tôi không ngại khó, hễ ai muốn học là tôi dạy hết lòng, không quản công sức. Giờ, những buổi sinh hoạt tài tử và được dạy cho những ai thích đờn chính là niềm vui tuổi già”, ông bày tỏ.
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ