【bxh israel】Thành phố thông minh cần có những người dân thông minh
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh thành phố thông minh Asocio 2018 - Hà Nội. Ảnh: Thu Trang |
Sáng 18/9 tại Hà Nội,ànhphốthôngminhcầncónhữngngườidânthôbxh israel Hội nghị thượng đỉnh thành phố thông minh Asocio 2018 - Hà Nội (Asocio Smart City Summit 2018 - Hanoi) đã chính thức được khai mạc.
Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội, Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại dương (ASOCIO) và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức với mục đích chia sẻ tầm nhìn, chiến lược, chính sách và kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh; thúc đẩy xây dựng phát triển các đô thị thông minh tại Việt Nam và các quốc gia trong khu vực thông qua việc triển khai các ứng dụng trên nền tảng công nghệ mới: IoT, Big Data, AI, AR…
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội đã triển khai kế hoạch với mục tiêu xây dựng Thành phố thông minh bao gồm các thành phần cơ bản được ưu tiên xây dựng là Trung tâm điều hành thông minh, Hệ thống giao thông thông minh và Hệ thống du lịch thông minh.
"Hà Nội mong muốn hướng tới một mô hình thành phố thông minh mang lại sự tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân dựa trên nền tảng ứng dụng những công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Đồng tình với Hà Nội khi đặt ra kế hoạch xây dựng Thành phố thông minh làm 3 giai đoạn (đến năm 2030) trong đó tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi: Y tế, giao thông, du lịch - các vấn đề mà khi xây dựng Thành phố thông minh được đặt ra, ông David Wong, Chủ tịch Tổ chức công nghiệp điện toán châu Á - châu Đại Dương cho rằng các yếu tố: già hóa dân số, quá tải hạ tầng, ô nhiễm môi trường, không khí, tiếng ồn, đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống, đến quá trình kinh doanh của con người.
Ông Jay Jenkins, Trưởng bộ phận Công nghệ Google Cloud Đông Nam Á cho biết, Google đã đầu tưhạ tầng thông minh ở Hà Nội gần 10 năm. Mỗi ngày, hàng triệu người Hà Nội đều đóng góp vào bộ dữ liệu ở Google Maps về đường phố và giao thông. Những dữ liệu này được xử lý tại Trung tâm dữ liệu của Google và hữu ích với hàng trăm nghìn người sử dụng điện thoại thông minh (Smartphone).
"Bên cạnh đó, Google cũng có bộ dữ liệu xử lý về những địa điểm tại Việt Nam với hàng trăm nghìn địa chỉ được thống kê trên Google Maps và Google My Business – từ địa chỉ, giờ mở cửa cho tới phản hồi. Như vậy, có rất nhiều yếu tố cơ sở hạ tầng thành phố thông minh đã có sẵn và Hà Nội có thể tận dụng những điều đó”, ông Jay Kenkins nhấn mạnh.
Tại phiên tọa đàm sau đó, chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh tại Thụy Điển, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam ông Pereric Hogber cho rằng, Thành phố thông minh phải biết tận dụng công nghệ mới và số hóa để có thể đơn giản hóa quy trình, mang lại chất lượng cao nhất cho người dân và môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, ông Ram Bahadur Thapa, Giám đốc Ban Phát triển hạ tầng đô thị TP Kathmandu, Nepal lại khẳng định, chính quyền phải có những dịch vụ công cơ bản hiệu quả nhất cho người dân để cải thiện cuộc sống, đó mới chính là thành phố thông minh.
"Nepal ưu tiên áp dụng công nghệ để xây dựng dịch vụ công cho người dân, số hóa các thủ tục hành chính bằng cách hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực số", ông Ram Bahadur Thapa cho hay.
Với chủ đề Xây dựng thành phố thông minh hơn, an toàn hơn bằng các giải pháp số, Asocio Smart City Summit 2018 - Hanoi còn đề cập đến nhiều chủ đề: Đề án phát triển đô thị thông minh của Việt Nam do Bộ Xây dựng trình bày; các chuẩn kết nối cho Thành phố thông minh, bảo mật an toàn thông tin khi các thành phố trở nên kết nối hơn; mô hình xã hội 5.0 của Nhật Bản; các bài học kinh nghiệm trong xây dựng Thành phố thông minh của Malaysia và các xu hướng công nghệ mới cho Thành phố thông minh của Google...