【tỉ số bóng đá đêm qua】Áp thuế theo diện tích để tránh đánh thuế với căn nhà đơn sơ, thiếu kiên cố
Tại dự thảo luật, hiện có 2 cách xác định ngưỡng không chịu thuế để đánh thuế là xác định ngưỡng không chịu thuế theo giá trị hoặc xác định ngưỡng không chịu thuế theo diện tích.
Việc áp dụng ngưỡng không chịu thuế theo diện tích có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, thuận lợi trong việc xác định số thuế phải nộp; ổn định, không thay đổi theo thời giá. Tuy nhiên, việc xác định ngưỡng không chịu thuế theo diện tích có nhược điểm là điều tiết cả đối với người sử dụng nhà ở có giá trị không lớn, nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố, nhà ở nông thôn có diện tích vượt ngưỡng không chịu thuế nhưng giá trị thấp; trong khi đó lại không điều tiết đối với nhà có giá trị lớn nhưng diện tích nằm trong ngưỡng không chịu thuế.
Theo số liệu về nhà ở năm 2011 tại Đề án Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế theo diện tích là 100 m2 thì sẽ có khoảng 1.883.913 căn bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ (trong đó có 1.131.073 căn ở nông thôn) vẫn phải chịu thuế.
Việc áp dụng ngưỡng không chịu thuế theo giá trị có ưu điểm là không điều tiết đối với nhà có giá trị không lớn từ ngưỡng không chịu thuế trở xuống, điều tiết cao đối với nhà có giá trị lớn, đảm bảo công bằng xã hội do chỉ tính thuế đối với nhà có giá trị vượt ngưỡng không chịu thuế. Ngoài ra, việc áp dụng ngưỡng không chịu thuế theo giá trị sẽ phân biệt được các loại nhà khác nhau (đơn giá xây dựng mới 1m2 nhà biệt thự, nhà ở cấp I cao hơn rất nhiều đơn giá xây dựng mới 1m2 nhà ở cấp III, cấp IV).
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị không lấy ngưỡng không chịu thuế theo diện tích mà lấy ngưỡng không chịu thuế theo giá trị để đánh thuế tài sản.
Đây chính là lý do sẽ không đánh thuế căn nhà thứ hai trở lên như ý kiến đề xuất trước đây.
Minh Anh