88Point

Thời gian qua, các tranh chấp liên quan đến đất đai diễn ra khá phức tạp v&agrav kết quả bóng đá ngày

【kết quả bóng đá ngày】Phối hợp chặt trong xử lý các vụ tranh chấp đất đai

Thời gian qua,ốihợpchặttrongxửlccvụtranhchấpđấtđkết quả bóng đá ngày các tranh chấp liên quan đến đất đai diễn ra khá phức tạp và ngày càng gia tăng. Để giải quyết tốt loại tranh chấp này đòi hỏi việc phối hợp chặt chẽ từ nhiều cơ quan chức năng.

Tòa án huyện Phụng Hiệp xét xử một vụ án tranh chấp đất đai.

Những tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh tiếp nhận gần 2.300 vụ việc tranh chấp dân sự, trong đó gần 40% là các vụ tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp về việc đòi lại đất lấn chiếm, cho thuê, mượn, tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng đất…

Thực tế cho thấy, đa số các tranh chấp đất đai có tính chất phức tạp bởi mâu thuẫn, tranh chấp thường diễn ra trong thời gian dài, âm ỉ, qua nhiều thế hệ; trong nội bộ gia đình, hàng xóm láng giềng. Bên cạnh đó, công tác xác minh, thu thập nguồn gốc đất gặp nhiều khó khăn, chính sách có thay đổi qua các thời kỳ... Khi xảy ra tranh chấp, nhiều trường hợp không hợp tác, gây khó khăn trong quá trình giải quyết.

Vừa qua, Tòa án nhân dân huyện Phụng Hiệp đưa vụ án tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn ông L., yêu cầu bị đơn là bà H. cùng ngụ xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, trả lại phần đất lấn chiếm có diện tích theo đo đạc thực tế chỉ 14,1m2. Lý do khởi kiện là bởi ông L. cho rằng bị đơn là bà H. lấn ranh con hẻm mà gia đình ông L. đã mở cho các hộ dân phía sau nhà ra vào Quốc lộ 61. Tuy nhiên, phía bà H. lại không đồng ý, cho rằng phần đất này trước đó đã nhận chuyển nhượng thêm của nguyên đơn với diện tích 10m2với thỏa thuận miệng, không có làm giấy, nên bị đơn không đồng ý trả đất.

Tại tòa, dù diện tích tranh chấp nhỏ, đã cố gắng hòa giải nhiều lần, nhưng do các bên không thể tự thỏa thuận, tòa đã mở phiên tòa xét xử vụ việc. Qua nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; cho bị đơn được ổn định sử dụng phần đất tranh chấp. Tuy nhiên, tòa buộc bị đơn là bà H. phải trả lại giá trị đất tranh chấp cho nguyên đơn theo chứng thư thẩm định giá.

Hay như vừa qua, Tòa án nhân dân huyện Châu Thành đã xét xử vụ án tranh chấp đất đai giữa ông H. và bà E., ngụ xã Đông Phước. Cụ thể, do hoàn cảnh khó khăn nên vào năm 2010, ông H. đã cầm cố cho bà E. 2 công đất với số tiền là 20 triệu đồng bằng giấy tay. Hiện trạng đất cầm cố là đất ruộng và không xác định thời hạn. Tuy nhiên, sau đó bà E. yêu cầu cho bà được chuyển qua trồng cây lâu năm, nếu ông H. không đồng ý thì phải chuộc lại với giá 2 cây vàng. Do các bên không tự thỏa thuận được nên tòa án đã phải mở phiên tòa xét xử vụ việc.

Theo Tòa án nhân dân tỉnh, hiện nay các vụ tranh chấp liên quan đến đất đai đa phần là những vụ kiện khó, phức tạp, kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu do một số quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chưa đồng bộ hoặc chưa có hướng dẫn cụ thể nên còn nhiều quan điểm, nhận thức và áp dụng pháp luật khác nhau. Đặc biệt, quy định của Luật Đất đai năm 2013 về thu hồi, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất có nhiều thay đổi. Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật, thu thập xác minh trong một số vụ án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Luật sư Phan Văn Hùng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh, chia sẻ: “Về yếu tố khách quan, thời điểm trước đây, vì nhiều lý do mà việc cấp đất còn được đo vẽ bằng phương pháp thủ công, không có mốc tọa độ kỹ thuật mà chỉ dựa vào sự tiếp giáp liền kề với các thửa đất khác như bờ rào, hàng cây… Ngoài ra, một số hộ dân chuyển nhượng, thuê mướn đất không có các giấy tờ pháp lý nên quá trình sử dụng thường xảy ra tranh chấp”.

Do đó, ông Hùng cho rằng, để kéo giảm các vụ tranh chấp đất hiện nay, ngoài việc người dân phải nâng cao hiểu biết pháp luật thì cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến thửa đất trước khi thực hiện giao dịch mua bán. Đối với việc cho mượn, cầm cố, hay cho ở nhờ… thì cần phải lập các giấy tờ, thủ tục cần thiết và được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận để tránh tranh chấp xảy ra.

Còn theo ông Trương Đình Nghệ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, mặc dù các vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai rất phức tạp nhưng thời gian qua tòa án hai cấp luôn quán triệt đối với đội ngũ thẩm phán, thư ký được phân công giải quyết án luôn tập trung thực hiện nhiệm vụ được giao; tiến hành các bước tố tụng, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận của đương sự; chú trọng việc hòa giải, giải thích để hướng dẫn các bên tự nguyện thỏa thuận giải quyết các vụ việc theo đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, tòa cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xác minh thông tin nhằm giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng, chính xác và dứt điểm.

Bài, ảnh: Đ.BẢO

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap