【thanh hoá vs viettel】Cây đời mãi xanh
BP - Nghỉ lễ Quốc khánh 3 ngày,đờthanh hoá vs viettel mấy bạn cùng lớp phổ thông đang sinh sống tại Sài Gòn, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai ới nhau đi Vĩnh Long. Tài trợ cho chuyến tụ tập này là Trung - người được mệnh danh là “giáo sư dặt dẹo” của lớp 10V năm nào. Theo thỏa thuận, mọi người chỉ lo tiền tàu xe, xuống Vĩnh Long đã có nhà tài trợ đặt phòng và đặt tour đến Khu du lịch sinh thái Vinh Sang, cù lao An Bình và chợ nổi Trà Ôn. Qua nhóm bạn cùng lớp trên Facebook, tôi biết Trung rất giàu. Dẫu vậy, khi trực tiếp gặp mặt, tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng trước một con người hoàn toàn khác xa với hình ảnh Trung khi xưa - người mà khoảng mười lăm năm trước còn là anh chàng dặt dẹo không có việc làm, phải ăn bám vợ.
Với phương châm trụ lại thủ đô, ra trường là Trung cưới ngay một cô vợ Hà Nội có cửa hàng cà phê nho nhỏ, thu nhập tàm tạm. Học đòi mấy đại gia Hà thành, cứ sáng sáng Trung xòe tay nhận tiền từ vợ rồi chạy xe gần năm cây số đi ăn phở Bát Đàn. Xong đút tay túi quần quay về quán của vợ để chém gió với mấy ông già nghỉ hưu đợi cơm trưa. Thấy bạn bè xớn xác tìm việc, mở xưởng sản xuất, Trung trề môi bảo ngày ăn hết mấy chén cơm mà phải cực nhọc thế? Nhưng rồi cái sự thư thái của Trung chỉ không quá một năm. Vợ Trung bắt đầu chì chiết chuyện tiền nong. Trung vẫn ăn phở Bát Đàn, vẫn giết thời gian trong quán cà phê nhưng không còn hay trề môi khi gặp bạn bè nữa.
Với chút kiến thức mang tính lý thuyết suông về kinh tế ở giảng đường đại học, Trung bàn với vợ sang lại quán cà phê lấy một khoản tiền lớn chơi chứng khoán. Qua mấy phiên giao dịch đầu, Trung tin tưởng mình sẽ giàu lên nhanh chóng mà chẳng phải cực nhọc gì. Nhưng rồi chưa được một năm, toàn bộ số tiền đầu tư vào chứng khoán biến thành mớ giấy lộn. Nợ nần chồng chất, căn hộ cha mẹ vợ cho cũng đành bán để không phải trốn chui trốn nhủi đám đòi nợ thuê. Không còn con đường nào khác, vợ chồng dắt díu nhau vào ở nhờ nhà anh họ xa tại Vĩnh Long. Hằng ngày, chồng đi phụ đồng tôm, vợ phụ quán cà phê. Sau một năm tích cóp và nhờ có kinh nghiệm, vợ Trung mở quán cà phê nhỏ. Chẳng bao lâu phát triển thành một hệ thống quán cà phê tại mấy tỉnh miền Tây, làm ăn như diều gặp gió. Còn Trung mạnh dạn liên kết đầu tư, vừa tổ chức nuôi tôm, cua, ghẹ vừa làm nhà phân phối các loại hải sản cao cấp cho các nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ làm ăn trong nước, Trung còn dự định mở dịch vụ cung ứng hải sản cao cấp vùng nhiệt đới sang các nước Bắc Âu.
Gặp lại lần này, không ai còn nhận ra anh chàng thư sinh hay trề môi và chém gió phần phật với cái mớ lý luận con gà có trước hay quả trứng có trước năm nào. Trung bụi bặm, ngang tàng với nước da đen sạm nắng gió miền Tây và liên tục điều hành công việc qua điện thoại. Bạn bè nhìn Trung vô cùng ngưỡng mộ, hỏi sao mày giàu mau thế, có bí kíp gì truyền lại cho bạn bè coi. Trung cười, bảo chẳng có bí kíp gì ngoài nỗi nhục mình được học hành đàng hoàng mà phải giương mắt nhìn vợ chạy ăn từng bữa. Cái mớ kiến thức về sin, cos, đạo hàm, tích phân chẳng để làm gì nếu không lao vào mà tự tay làm lấy những việc có thể kiếm được tiền. Rồi Trung bảo lạ nhỉ, người Việt mình ai cũng có ít nhất một “con” xe và ngày nào cũng leo lên nó. Vậy mà ngoài cái Rim Việt Nam nhưng cái phần Việt chỉ là lắp ráp, còn toàn xe Honda, Susuki, Yamaha, Lifan... Giờ đứa nào mở công ty sản xuất xe máy Việt Nam, tao đầu tư liền.
Nhưng chẳng ai hưởng ứng. Mọi người ồn ào ôn lại kỷ niệm năm xưa, chuyện thằng A đậu thủ khoa, con B tốt nghiệp loại xuất sắc, được giữ lại làm giảng viên, giờ là phó giáo sư rồi đấy! Tôi nhìn Trung và chợt nhớ tới câu nói nổi tiếng của Goethe, triết gia người Đức: “Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”.
Thảo Nguyên