Ông Trịnh Ngọc Minh,ảnăngphòngthủtấncôngmạngcủaDNcònyếhạng nhất anh bảng xếp hạng Phó Chủ tịch Chi hội VNISA phía Nam cho biết, trong quý 2-2013, trên thế giới, thiết bị di động Amdriod trở thành đích tấn công mới với 18.000 mã độc hại và đã phát tán qua 70 triệu website, tăng 16% so với những năm trước đây.
Tại Việt Nam, trong năm 2013, hiện tuợng mất an toàn thông tin (ATTT) cũng là hồi chuông báo động cho các cơ quan, doanh nghiệp. Việt Nam hiện là đích tấn công của các hoạt động chống phá về công nghệ thông tin với số lượng vụ việc, đối tượng chống phá và tổng thiệt hại ngày càng gia tăng.
Cụ thể, tháng 7, tháng 8-2013 cuộc tấn công của DDoS vào một số báo điện tử khiến cho Website không thể hoạt động. Đồng thời, qua quá trình khảo sát ATTT tại khoảng 300 doanh nghiệp khu vực phía Nam của Chi hội VNISA phía Nam cho thấy hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp đều bị sụt giảm khả năng nhận biết thiết bị tấn công mạng. Khả năng nhận biết thiết bị tấn công mạng của các doanh nghiệp ngày càng giảm.
Số liệu cụ thể, năm 2011 khả năng nhận biết là 42% thì năm 2012 là 40%, năm 2013 chỉ còn 26%; vai trò của quá trình chuẩn phản ứng ngày càng bị lu mờ: năm 2011 khả năng phản ứng bị lu mờ là 19%, năm 2012 là 25% thì đến năm 2013 lên tới 37%.
Nguyên nhân là do các cơ quan, DN chưa chú trọng đào tạo nhân lực, trong thao tác hầu hết người dùng coi đặt mật khẩu là một giải pháp ưa chuộng nên việc sử dụng mã hóa giảm; sự thiếu hiểu biết về ATTT; 76% người dùng không có thao tác chuẩn, hầu hết là phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ; không tính đến ATTT từ khâu thiết kế; 51,5% đơn vị chưa sẵn sàng với Điện toán đám mây; cơ quan, DN không có cán bộ có bằng cấp ATTT chiếm 62%, thành phần phi kỹ thuật (nhân sự, quy trình) còn thiếu…/.
Kim Hiền