UB Thường vụ QH hôm qua cho ý kiến về dự thảo nghị định quy định thủ tục hải quan,ắtđượchàngtấnmatúykhôngthểnóihảiquandễdãsoi kèo châu âu kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá quá cảnh thông qua hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN để thực hiện nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga nhắc lại nhiều vụ bắt được rất nhiều vụ ma túy, lên tới hàng tấn, chục tấn từ nước ngoài đưa vào Việt Nam.
"Phải chăng thủ tục hải quan của chúng ta dễ hơn nước khác dẫn đến ma túy vào nước ta nhiều?", bà Nga hỏi.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga |
Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng nêu tình trạng một số loại mặt hàng gọi là quá cảnh để được hưởng các ưu đãi thủ tục quá cảnh nhưng sau đó lại tiêu thụ trong nội địa.
"Ví dụ như xăng, dầu có hiện tượng như thế. Việc áp dụng này có ngăn chặn được tình trạng lợi dụng thủ tục để hưởng thuế suất thấp không?", bà Nga đặt vấn đề.
Hải quan có thành tích lớn trong chống buôn lậu
Giải trình về việc bắt nhiều vụ vận chuyển ma túy, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: "Không thể nói thủ tục hải quan dể dãi".
Theo ông, thủ tục hải quan rất quan trọng trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu. Nếu thắt khâu thủ tục hải quan lại thì ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế.
Ông Dũng cũng thông tin thêm, gần đây có nhiều kiến nghị về cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa Asean, cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Đây đang là khâu rất tắc.
"Hải quan chỉ là khâu thực hiện, còn quy định, thủ tục chuyên ngành liên quan rất phức tạp. Hiện nay chúng ta đã cải thiện được những bước rất quan trọng như hiện đại hoá hải quan, điện tử hoá hải quan", ông nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Tài chính, chúng ta đã hiện đại hoá được một bước, nhất là sau khi tiếp nhận dự án của Nhật Bản, đã đào tạo nhân lực, giám sát trực tiếp từng luồng đi hàng hoá, hoạt động của từng cán bộ cấp dưới trong phạm vi làm việc.
"Chúng tôi đã mua thêm các máy soi, điều chỉnh dự toán trong ngành. Hiện đại hoá gắn với hậu kiểm, kiểm soát rủi ro, tăng cường soi chiếu", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Ông cho rằng, hải quan có thành tích lớn trong chống buôn lậu. Gần đây bắt vụ 5 tạ ma tuý là lớn nhất, còn các vụ một vài tạ rất nhiều.
"Hải quan đóng vai trò lớn, đã phối hợp rất chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác trong việc ngăn chặn ma túy thâm nhập vào Việt Nam. Ma tuý không phải chỉ đi qua cửa khẩu, mà cả đường không, nội địa... nên phải có sự phối hợp. Về tổng thể, đã hội nhập phải tạo điều kiện, tăng cường kiểm tra kiểm soát bằng nhiều khâu, nhiều biện pháp khác nhau", Bộ trưởng Tài chính nói.
Về hàng hóa quá cảnh, Bộ trưởng Tài chính tán thành với Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga thực tế đã diễn ra tình trạng khai hàng tạm nhập nhưng sau đó lại tiêu thụ trong nội địa.
"Đây là vấn đề kiểm soát. Chúng ta đã khởi tố nhiều vụ án liên quan hàng hoá quá cảnh vào tiêu thụ nội địa. Vừa qua, sau khi đi công tác Quảng Ninh Phó Thủ tướng có ý kiến phải bỏ hàng tạm nhập tái xuất thuế cao như thuốc lá…
Trước kia khi bàn việc này chúng tôi đã đề nghị bỏ, nhưng địa phương muốn làm để hưởng dịch vụ kèm theo", ông Dũng giải thích.
Theo Bộ trưởng Tài chính, hàng hoá vào trong nước rồi đi ra, kể cả tạm nhập tái xuất đều theo dõi được nhưng vẫn còn kẽ hở. Vừa qua Hải quan đã tăng cường kiểm tra kiểm soát và xử lý nghiêm .
Nhà xưởng ở thị trấn Đắk Hà (Kon Tum) được một số người Trung Quốc thuê để sản xuất ma túy. Công an thu giữ hơn 13 tấn tiền chất dùng để sản xuất ma túy tại cơ sở này.