Hầm lánh nạn Hải Vân được CTCP Đèo Cả mở rộng thành hầm đường chính theo hình thức PPP,hứngthứ hạng của goztepe loại hợp đồng BOT. |
Khi Nhà nước “đẩy” rủi ro cho doanh nghiệp
Dẫn câu chuyện về một dự ánmà Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả đã triển khai, hợp đồng PPP đã ký và theo đó, sẽ có 7 trạm thu phí được xây dựng, song cuối cùng, Bộ Giao thông - Vận tải “tự ý” cắt đi một trạm mà không thương lượng trước với nhà đầu tư, ông Lưu Xuân Thủy, Phó chủ tịch HĐQT Đèo Cả thẳng thắn thừa nhận, đã có một sự bất bình đẳng giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư tư nhân trong việc thực hiện các hợp đồng PPP đã ký.
“Cơ quan quản lý nhà nước thực tế cũng là một bên của hợp đồng, nhưng họ thường lạm dụng quyền lực của mình để áp chế nhà đầu tư”, ông Thủy nói.
Ngoài chuyện từ 7 trạm thu phí bị cắt xuống còn 6 trạm, ông Thủy cho biết, cũng vì có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước, mà cho đến nay, Đèo Cả vẫn chưa thể thực hiện được việc thu phí tại hầm Hải Vân, trong khi việc này đã được cho phép từ trước đó, khi Đèo Cả được chấp thuận thực hiện việc sửa chữa, nâng cấp hầm Hải Vân số 1 và thực hiện mở rộng hầm Hải Vân số 2.
Theo ông Thủy, giai đoạn I đã hoàn thành từ lâu, với giá trị trên 1.200 tỷ đồng và nhà đầu tư cũng đã ứng hơn 315 tỷ đồng cho công tác quản lý, vận hành hầm Hải Vân 1 từ năm 2016 đến nay. Song việc thu phí thì vẫn chưa thể thực hiện được.