Bố trí vốn đầu tư nguồn NSNN cho các dự án,ửdụngcáckhoảnthutừhoạtđộngtưvấnquảnlýdựánđầutưcôngnhưthếnàkết quả tỷ số bóng đá việt nam công trình phát triển hạ tầng trọng điểm | |
”Soi” tiến độ giải ngân các đại dự án đầu tư công |
Kho bạc Nhà nước phải kiểm soát, thanh toán việc sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công. Ảnh: Thùy Linh. |
Theo đó, dự thảo này quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (BQLDA).
Đối tượng áp dụng sẽ là chủ đầu tư, BQLDA do chủ đầu tư thành lập, BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực sử dụng vốn đầu tư công được thành lập theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Dự thảo quy định, chủ đầu tư, BQLDA sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ phải thực hiện quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án theo điều ước quốc tế, thỏa thuận với nhà tài trợ về ODA, vốn vay ưu đãi đã ký kết và pháp luật hiện hành về quản lý và sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi.
Đối với các khoản thu, dự thảo quy định đây là các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; thu từ thực hiện hoạt động tư vấn dự án được giao quản lý; thu từ thực hiện hoạt động tư vấn, quản lý dự án cho dự án khác ngoài dự án được giao quản lý (theo hợp đồng); thu hợp pháp khác của đơn vị theo quy định của pháp luật (nếu có)...
Về việc sử dụng, dự thảo nêu rõ, chủ đầu tư, BQLDA do chủ đầu tư thành lập phải thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư.
Căn cứ vào nội dung, khối lượng công việc, trách nhiệm giữa chủ đầu tư và BQLDA, chủ đầu tư quyết định tỷ lệ phân chia khoản thu quản lý dự án giữa chủ đầu tư và BQLDA (nếu có). Tỷ lệ phân chia khoản thu quản lý dự án phải được ghi trong quyết định thành lập BQLDA hoặc văn bản giao nhiệm vụ cho BQLDA của chủ đầu tư.
Cùng với đó, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí khác do chủ đầu tư, BQLDA tự thực hiện dự án được giao quản lý hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng được quyết toán tối đa không vượt định mức được trích trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán được duyệt hoặc điều chỉnh của dự án.
Đáng chú ý, dự thảo nêu rõ, chủ đầu tư, giám đốc BQLDA phải chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công, xây dựng.
Còn Kho bạc Nhà nước phải kiểm soát, thanh toán việc sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công của các chủ đầu tư, BQLDA theo đúng quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công của các chủ đầu tư, BQLDA thuộc phạm vi quản lý.
Dự kiến, khi được ban hành, Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022 và bãi bỏ các Thông tư số 72/2017/TT-BTC và Thông tư số 06/2019/TT-BTC.