Theẽcóđịnhmứctốiđachotrụsởcôbảng xếp hạng liga tây ban nhao Bộ Tài chính, khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) có hiệu lực, cùng các quy định tại nghị định này sẽ giúp cho việc quản lý trụ sở công đạt hiệu quả.
Định mức tối đa để phù hợp với điều kiện từng cơ quan, đơn vị
Bộ Tài chính cho biết, sau một thời gian gửi lấy ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương, cơ bản các ý kiến đều thống nhất với việc ban hành nghị định. Bên cạnh đó, các ý kiến cũng cho rằng, dự thảo nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp phù hợp với đường lối, chính sách của Nhà nước, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng TSC. Hơn nữa, dự thảo nghị định bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đảm bảo tính khả thi.
Tuy nhiên, quá trình lấy ý kiến vào dự thảo, Bộ Tư pháp cho rằng, để tránh lãng phí, tùy tiện trong thiết kế và xây dựng, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Tài chính) làm rõ tiêu chuẩn, định mức diện tích đất của trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và tỷ lệ của diện tích tài sản trên đất so với diện tích đất. Bởi theo Bộ Tư pháp, các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC đều ghi nhận, trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp có đất và nhà làm việc hay công trình khác là tài sản trên đất, nhưng tại dự thảo nghị định chỉ quy định diện tích nhà làm việc, các công trình khác.
Lý giải về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, tại khoản 1 Điều 36 Luật Quản lý, sử dụng TSC quy định: Cơ quan nhà nước được giao đất sử dụng ổn định lâu dài theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Theo đó, căn cứ quy định này, tại dự thảo nghị định đã quy định: Diện tích đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định căn cứ diện tích nhà làm việc, công trình sự nghiệp thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo tiêu chuẩn, định mức của nghị định này.
Về định mức diện tích làm việc của từng chức danh quy định tại dự thảo là định mức tối đa. Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung quy định thêm mức tối thiểu để đảm bảo mức bắt buộc cơ quan nhà nước phải đáp ứng, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cho từng chức danh. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính quy định định mức tối đa là để phù hợp với tính chất đặc thù, điều kiện cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc xác định nhu cầu về diện tích làm việc đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Vì vậy, tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ Tài chính đã đưa vào trong dự thảo quy định: Diện tích làm việc của các chức danh là diện tích tối đa. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, bố trí sử dụng căn cứ tính chất công việc của chức danh, nhu cầu sử dụng, khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ nhà đất hiện có và mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập để quyết định cho phù hợp, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Công trình sự nghiệp y tế, giáo dục chiếm tỷ trọng lớn
Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Trên cơ sở đó, bộ, cơ quan trung ương, địa phương ban hành hoặc phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng (công trình sự nghiệp) tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.
Tuy nhiên, trên thực tế, công trình sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), y tế lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các công trình sự nghiệp. Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước, tổng số đơn vị sự nghiệp cả nước hiện có là 60.862 đơn vị, trong đó số lượng đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục là 42.500 đơn vị, chiếm gần 67%; số lượng đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực y tế là 6.784 đơn vị, chiếm trên 11% . Do đó, tại dự thảo đã quy định: Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp về GD&ĐT, y tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Trên cơ sở đó, bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh ban hành hoặc phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp…
Theo Bộ Tài chính, về nguyên tắc, các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT phải có hiệu lực cùng với hiệu lực của Luật Quản lý, sử dụng TSC, nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Để các bộ, ngành, địa phương có cơ sở ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp trong lĩnh vực y tế, giáo dục theo quy định của luật, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bổ sung quy định: Bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh trước khi ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp phải có văn bản lấy ý kiến của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT.
Bộ Tài chính cho rằng, sở dĩ phải bổ sung quy định này vì nếu trong trường hợp Bộ Y tế , Bộ GD&ĐT chưa quy định chi tiết hướng dẫn, các cơ quan, đơn vị vẫn có cơ sở để ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp trong hai lĩnh vực này.
Vân Hà