【bình định vs bình dương】Tìm chỗ đứng cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt

Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu,ìmchỗđứngcạnhtranhxuấtkhẩuchodoanhnghiệpViệbình định vs bình dương nhập khẩu tại chỗ cho doanh nghiệp FDI
Việt Nam “bắt tay” Canada nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp
Chiến lược cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu bứt tốc trong Covid-19
Xuất khẩu dệt may tăng nhẹ, doanh nghiệp khốc liệt tìm khách hàng mới
TS. Lê Quốc Phương
TS. Lê Quốc Phương

Trong bối cảnh khó khăn bủa vây do dịch Covid-19, theo ông đâu là những yếu tố giúp Việt Nam đạt tăng trưởng XK mạnh mẽ trong 5 tháng đầu năm nay?

Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương):

Đồng hành kéo giảm chi phí logistics sẽ góp phần tăng cạnh tranh cho hàng hoá XK

Thời gian vừa qua, chi phí logistics cho XK khá lớn. Nếu DN, cơ quan quản lý nhà nước đồng hành tháo gỡ kéo giảm chi phí xuống sẽ góp phần tăng cạnh tranh cho hàng hoá của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, cộng hưởng với tác động từ các FTA. Đây là khâu hết sức quan trọng trong tháo gỡ khó khăn thúc đẩy XK hàng hóa trong bối cảnh Covid-19. Bên cạnh đó, các địa phương, hiệp hội, ngành hàng cũng phải tính đến tình trạng các loại cước phí tăng lên sẽ hình thành 1 mặt bằng giá mới, dù nỗ lực các giải pháp cũng không thể quay về mặt bằng giá trước đây.

- Việt Nam đạt tăng trưởng XK cao xuất phát tổng hợp từ nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên là Việt Nam đã kiểm soát dịch khá tốt, kể cả làn sóng dịch thứ 4 này rất nghiêm trọng. Điều này giúp Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển kinh tế nói chung và XK nói riêng.

Yếu tố thứ hai là một số thị trường XK chủ lực của Việt Nam cũng bắt đầu kiểm soát được dịch. Mỹ, EU, Trung Quốc là 3 thị trường XK chủ lực của Việt Nam đến nay đã tạo được miễn dịch cộng đồng thông qua việc tiêm vắc xin. 5 tháng qua, Việt Nam đã đẩy mạnh XK sang các thị trường này với các mức tăng trưởng XK lần lượt đạt gần 50%, gần 21% và 26% so với cùng kỳ năm trước.

Yếu tố thứ ba là kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong năm nay sau khi trải qua suy thoái khá nặng vào 2020. Thương mại toàn cầu bắt đầu sôi động hơn, cầu thế giới bắt đầu tăng. Việt Nam không chỉ tận dụng thúc đẩy tăng trưởng XK sang 3 thị trường chủ lực mà còn sang các thị trường khác. XK sang các thị trường như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều ghi nhận tăng trưởng đáng kể.

Yếu tố thứ tư là về giá cả. XK tăng mạnh do giá thế giới tăng mạnh. Có thể nói, từ đầu năm đến nay, Việt Nam XK được cả lượng và giá, đặc biệt được về giá khá nhiều. Ví dụ, giá dầu đạt mức cao nhất từ năm 2018 đến nay, vượt 70 USD/thùng và Việt Nam có XK dầu thô. Từ đầu năm đến nay, giá sắt thép cũng cao chưa từng thấy; đồng thời giá XK nhiều mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản cũng tăng, điển hình là mặt hàng gạo…

Yếu tố thứ năm là việc thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cũng góp phần quan trọng thúc đẩy XK, đặc biệt là 2 FTA có quy mô, cường độ ảnh hưởng lớn tới XK là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA). Các DN bắt đầu tận dụng được nhiều hơn cơ hội do ưu đãi thị trường đem lại. Đáng chú ý, XK sang nhiều thị trường khi chưa có FTA còn thấp thì sau khi có FTA đã tăng khá mạnh, điển hình như XK sang các thị trường trong khối CPTPP gồm Canada, Peru, Mexico…

Yếu tố cuối cùng không kém phần quan trọng là tăng trưởng 5 tháng đầu năm nay cao là so với cùng kỳ năm trước. 5 tháng đầu năm 2020, XK của Việt Nam giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019. So với mức tăng trưởng âm nên 5 tháng đầu năm nay tăng trưởng XK dễ đạt mức cao.

Từ khoảng năm 2018, DN nội địa bắt đầu có sự bứt phá mạnh mẽ, gia tăng tỷ trọng XK trong tổng kim ngạch XK nói chung, tốc độ tăng trưởng XK có nhiều thời điểm cũng vượt qua tốc độ tăng trưởng của khối DN FDI. Tuy nhiên, năm 2020 cũng như 5 tháng đầu năm 2021 xu hướng này đã xoay chiều. Ông bình luận như thế nào về những kết quả này?

- Đây là kết quả hơi đáng buồn. Khi bắt đầu thu hút FDI, từ năm 1998 đến năm 2000, DN Việt Nam vẫn chiếm ưu thế, chiếm hơn 50% trong tỷ trọng XK, DN FDI chiếm tỷ trọng dưới 50% vì họ vào chưa nhiều.

Tuy nhiên, từ năm 2001 trở đi, DN FDI vào nhiều và vượt hơn 50% trong tỷ trọng XK. Từ đó trở đi, DN FDI liên tục đóng vai trò chi phối trong XK hàng hoá và khối DN FDI đạt đỉnh lần đầu tiên năm 2017 khi chiếm tới trên 72% tỷ trọng XK; tỷ trọng XK của DN Việt Nam giảm xuống. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng XK của DN FDI luôn cao hơn DN nội địa nên họ ngày càng chiếm ưu thế áp đảo trong XK. Suốt từ năm 2012 đến nay, Việt Nam xuất siêu là do DN FDI xuất siêu, còn DN nội địa luôn luôn nhập siêu.

Năm 2018-2019 có một số tín hiệu tích cực, tỷ trọng XK của DN Việt Nam vươn lên trên dưới 30%, điều đó đồng nghĩa với việc tỷ trọng XK của DN FDI giảm xuống trên dưới 70%. Tuy nhiên, những tín hiệu này chưa thể xem là bền vững vì mới diễn ra trong khoảng thời gian 2 năm. Thực tế là từ năm 2020 đến nay, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, tỷ trọng XK của DN Việt Nam đã giảm xuống rõ rệt. 5 tháng đầu năm nay, tỷ trọng XK của DN nội địa giảm còn hơn 25% và DN FDI chiếm tỷ trọng gần 75%, cao hơn mức đỉnh đạt được trong năm 2017. Điều này cho thấy sức chống chịu của DN Việt trước các “cú sốc”, điển hình như “cú sốc” Covid-19 yếu hơn DN FDI.

Trong tháng 5/2021, XK nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo-vốn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK chung giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất công nghiệp, dự báo XK hàng công nghiệp chế biến nói riêng và XK hàng hoá nói chung trong thời gian tới có bị ảnh hưởng nghiêm trọng không, thưa ông?

- Trong nhiều năm gần đây, nhóm hàng công nghiệp chiếm trên 80% trị giá XK, trong khi đó hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm khoảng 10%, khoáng sản chiếm dưới 10%.

Trong hàng công nghiệp, sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 80%, đóng vai trò rất quan trọng. Làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát là làn sóng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, lần đầu tiên ảnh hưởng tới các khu công nghiệp lớn của Việt Nam, đặc biệt là tại Bắc Giang, Bắc Ninh. Nhiều DN FDI lớn trong lĩnh vực chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, TPHCM tiến hành giãn cách cũng khiến sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng. Nhóm hàng công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng nặng trong tháng 5/2021 và dự kiến là trong cả tháng 6/2021.

Dịp cuối tháng 5/2021 vừa qua, Chính phủ đã yêu cầu vừa chống dịch, vừa phải khôi phục sản xuất, trong đó nhiều công nhân tại các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang đi làm trở lại với biện pháp phòng chống dịch gắt gao. Hy vọng từ cuối tháng 5/2021, Việt Nam đã có biện pháp rất quyết liệt như vậy, sản xuất công nghiệp nói chung và sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trong thời gian tới.

XNK hàng hoá thời gian gần đây, đặc biệt khi dịch Covid-19 cho thấy không ít sự bị động trong sản xuất, XK của Việt Nam, đặc biệt khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Xin ông cho biết, đâu là những giải pháp căn cơ cả trước mắt lẫn dài lâu nhằm giúp Việt Nam từng bước XK bền vững hơn, bớt phụ thuộc khối FDI?

- Có 2 giải pháp chính, nếu thực hiện nhanh, quyết liệt sẽ giúp Việt Nam XK bền vững hơn.

Thứ nhất là phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Làm được điều đó mới giúp Việt Nam nâng cao giá trị giá tăng trong XK, tăng hàm lượng nội địa từ đó giảm NK nguyên phụ liệu, linh phụ kiện, bớt phụ thuộc nước ngoài. Việt Nam sẽ dần chuyển từ nền kinh tế gia công, lắp ráp XK sang trình độ sản xuất cao hơn. Vấn đề này thời gian qua đã có nhiều hô hào phát triển, nhiều chính sách, giải pháp nhưng chưa làm được như kỳ vọng.

Thứ hai là nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam. Trên thực tế, điểm mấu chốt cơ bản là năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam còn rất yếu. Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ thì bản thân các DN phải nỗ lực rất nhiều nếu không sẽ bị thua DN FDI trên chính “sân nhà”. Trong vấn đề này, Việt Nam chưa có giải pháp quyết liệt, đột phá. Chính phủ đề ra nhiều biện pháp nhưng chưa đủ, chính sách chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, không ít DN còn mang tâm lý làm ăn chộp giật, chưa có đầu tư lớn để nâng cao năng suất lao động, trình độ công nghệ…

Xin cảm ơn ông!