Miếng ngon đắt khách
Thống kê cho thấy,ácdoanhnghiệpdulịchchậtvậtcạkết quả thi đấu bóng đá ngoại hạng anh mỗi năm trung bình có khoảng 5 triệu lượt khách Việt Nam du lịch nước ngoài và con số này không ngừng tăng lên theo từng năm. Điều này cũng thúc đẩy các nước gia tăng các hoạt động quảng bá, xúc tiến nhằm lôi kéo khách du lịch từ Việt Nam.
Theo ông Huỳnh Đăng Khoa, phụ trách tiếp thị của Văn phòng đại diện của Tổng cục Du lịch Thái Lan tại TP. HCM, thị trường Việt Nam tăng đều đặn trong 10 năm nay, mỗi năm, ngân sách tiếp thị chi cho Việt Nam tăng khoảng 10%. Hay theo thống kê của Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản (JNTO), chỉ trong vòng 5 năm (từ 2012-2016), số lượng khách Việt đi du lịch Nhật Bản đã tăng gấp 4 lần và đạt hơn 230.000 lượt vào cuối năm ngoái.
Một trong những nguyên nhân khiến du khách Việt Nam thích thú với tour nước ngoài hơn là bởi với nhiều tour chi phí còn rẻ hơn đi du lịch nội địa. Đặc biệt với các ngày lễ lớn được nghỉ dài ngày như ngày 30/4, 1/5 và ngày 2/9 thì đối với các tour du lịch nước ngoài sẽ không gặp tình trạng chặt chém, sốt giá và đông đúc, giá tour cũng tương đối ổn định, ít tăng giá theo mùa vụ như các tour du lịch trong nước bởi các ngày lễ này là ngày lễ của Việt Nam nhưng là ngày thường đối với các nước khác.
Bên cạnh đó, việc đi du lịch nước ngoài rẻ hơn trong nước là điều dễ hiểu bởi chi phí vận chuyển cũng như giá vé máy bay ở Việt Nam cao hơn nhiều so với khu vực cũng làm điểm đến của Việt Nam kém cạnh tranh hơn. Nhiều tour nước ngoài đi Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan, Campuchia… ngày càng rẻ và chất lượng rất ổn định nhờ vào chi phí vận chuyển thấp. Đa số các thị trường đông khách Việt như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… đều có đường bay thẳng và có vé giá rẻ. Với lượng khách tăng liên tục qua từng năm thì việc các công ty du lịch liên tục mở thêm các tour nước ngoài cũng là điều dễ hiểu. Chính điều này đã đẩy nhiều công ty lữ hành phải có thêm các mánh khóe để cạnh tranh, sự không lành mạnh về giá, dịch vụ tour đang khiến cả doanh nghiệp và khách hàng đều chịu thiệt.
Theo anh Trần Văn Ánh, Trưởng phòng Marketting Công ty TNHH dịch vụ vận tải và du lịch Chân trời mới cho biết, hiện nay đang tồn tại tình trạng, nhiều công ty du lịch cắt giảm giá tour để có mức giá rẻ cạnh tranh nhưng sau đó lại yêu cầu du khách phải mua thêm các dịch vụ đi kèm. “Đây là sự cạnh tranh khốc liệt đối với các công ty đang cố giữ giá tour để giữ được chất lượng tương xứng đi kèm. Cuộc cạnh tranh khốc liệt này không đem lại lợi nhuận, và chất lượng phục vụ kém sẽ dễ dẫn đến việc làm hỏng hình ảnh của công ty. Nếu không xử lý kịp thời, các công ty uy tín sẽ bị dìm chết bởi các chiêu trò của những công ty làm ăn chộp giật’ ”, ông Ánh nhấn mạnh.
Công khai các công ty làm ăn gian dối
Khách đi nước ngoài ngày càng đông cũng là mảnh đất cạnh tranh khốc liệt khiến nhiều công ty du lịch tuy chỉ có giấy phép kinh doanh du lịch nội địa nhưng vẫn chào bán tour nước ngoài. Các công ty này thường không trực tiếp ký hợp đồng mà sẽ là môi giới, trung gian cho một công ty khác có giấy phép đăng ký kinh doanh tour quốc tế.
Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty du lịch đã xuất hiện từ lâu và ngày càng có nhiều mánh khóe. Không chỉ lấy tên gần giống nhau, làm giả thương hiệu của nhau, một số doanh nghiệp còn “trộm” ý tưởng tour du lịch. Nhiều công ty sau khi mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để xây dựng được một tour du lịch nước ngoài với các điểm đến, hoạt động hấp dẫn thì chỉ sau vài phút đăng trên mạng đã bị các công ty du lịch khác lấy lại.
Vì vậy, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp du lịch, cần thiết phải công khai các công ty làm ăn gian dối, có sự cạnh tranh không lành mạnh. Cần có sự kiểm soát chất lượng tour nước ngoài để tránh tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó” để cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng đều có lợi, tránh tình trạng cạnh tranh giảm giá bằng giảm chất lượng.
Ông Phan Đăng Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch xanh cho rằng, với việc các tour nước ngoài nở rộ trong thời gian gần đây, để giữ được chỗ đứng và thu hút được khách thì các doanh nghiệp nên có sự đổi mới liên tục về tour. Đồng thời cũng cần có những chế tài đủ mạnh để siết chặt hoạt động của các đơn vị lữ hành làm ăn “chộp giật”, tăng cường kiểm tra đột xuất, yêu cầu xuất trình các hợp đồng về vận tải du lịch; hợp đồng lưu trú, nhà hàng thì mới minh bạch hoá môi trường kinh doanh du lịch.
“Để vừa giữ được chất lượng tour vừa giảm được giá tour thì bắt buộc công ty phải chấp nhận giảm lãi đồng thời có các chương trình chăm sóc khách hàng riêng, vì theo đánh giá và nhận định về tình hình nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới số lượng khách đi du lịch nước ngoài vẫn sẽ tăng dần qua các năm”, ông Dũng cho biết thêm.
Còn theo ông Nguyễn Công Hoan, Phó Giám đốc Hanoi Redtours, các doanh nghiệp du lịch cần tránh chạy theo cung cầu, chạy theo mùa mà nên có một chiến lược dài hơi để giữ chân được khách du lịch.