Bệnh viện Đa khoa Kon Tum mới đây thông tin về trường hợp bé Y.L (4 tuổi,áchsơcứugiúptrẻantoànkhiuốngnhầmhóachấatalanta đấu với roma trú tại xã Ya Ly, huyện Sa Thầy) nhập viện điều trị do uống nhầm chất tẩy rửa không rõ loại. Ngay sau khi phát hiện sự việc, gia đình đã đưa bé tới bệnh viện để được xử trí và điều trị kịp thời. Hiện tại, tình trạng trẻ đã giảm bớt triệu chứng ngộ độc và được theo dõi, chăm sóc cấp 1 tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Kon Tum.
Thêm trường hợp, bé Y.L.Đ (4 tuổi) và bé Y.M.H (4 tuổi) cùng ngụ tại xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, được đưa đến cấp cứu trong tình trạng mệt người, buồn nôn do uống phải chất tẩy rửa xe của nhà hàng xóm.
Tại đây, các bé được xử trí cấp cứu, chẩn đoán ngay khi tới bệnh viện. Tuy nhiên, do uống lượng lớn chất tẩy rửa nên bệnh nhi Y.L.Đ đã ngưng thở, ngưng tim ngay trong quá trình cấp cứu ban đầu. Bé còn lại hiện đang được các bác sĩ Khoa Nhi bệnh viện theo dõi, điều trị và chăm sóc.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Kon Tum cho biết, cả 3 bé trên đều cùng uống hóa chất rửa xe có màu hồng, mùi thơm vị bạc hà, không có nhãn hiệu vì nhầm lẫn đây là nước ngọt. Nếu trẻ uống nhầm các loại thuốc, hóa chất mà không được phát hiện, xử lý kịp thời, rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như rối loạn thần kinh, rối loạn hô hấp, thậm chí ngừng thở gây tử vong.
Theo góc nhìn của TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, sự việc đáng tiếc nêu trên nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ đã thiếu sót trong việc giáo dục con. Theo TS Vũ Thu Hương, trẻ em thường rất thích những điều mới lạ, nhất là những thứ có màu sắc bắt mắt. Trùng hợp là những sản phẩm như sữa, nước ngọt trên thị trường lại có màu sắc rất giống với hóa chất tẩy rửa hiện nay. Chính vì vậy, trẻ rất dễ bị nhầm lẫn nếu không thường xuyên được cha mẹ chỉ bảo.
"Trẻ rất khó phân biệt được chai nước đó có độc hại hay không nếu không được cha mẹ hướng dẫn. Chính vì vậy cha mẹ cần phải luôn dạy cho trẻ những loại nước nào được uống và loại nào tuyệt đối phải tránh xa. Và việc nhắc nhở, hướng dẫn này phải được lặp đi lặp lại nhiều lần, bởi trẻ em thường sẽ nhanh quên nếu không có ấn tượng với điều gì đó", TS. Vũ Thu Hương nói.
TS. Vũ Thu Hương cho biết, để trẻ có ấn tượng và ghi nhớ, cha mẹ nên cho trẻ trải nghiệm thực tế. Cách thức có thể là pha cốc nước có màu sắc giống nhau nhưng có mùi vị khác nhau như cốc nước có vị ngọt (đường), nước có vị mặn (muối) và nước có vị đắng (cho vitamin B1), sau đó cho trẻ quan sát và nếm thử mùi vị của 3 cốc nước này.