【kqbd pohang】Cẩn trọng với chiêu thức lừa đảo mới
Công an làm việc với một đối tượng lừa đảo qua không gian mạng |
Trước đó, Chi cục Thuế TP. Huế phát đi thông báo, gần đây xuất hiện các đối tượng giả danh đơn vị để lừa đảo. Kẻ lừa đảo đã làm giả giấy mời của Chi cục Thuế TP. Huế, giả mạo cán bộ thuế để gọi điện thoại, nhắn tin, kết bạn zalo; cung cấp đường link, hướng dẫn người nộp thuế quyết toán thuế, cài đặt các phần mềm giả mạo ứng dụng của cơ quan thuế, tích hợp căn cước công dân (CCCD) và mã số thuế... Từ đó, kẻ giả mạo lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Có ít nhất 2 người đã nhận được giấy mời giả của các đối tượng lừa đảo đến làm việc về các nội dung kê khai thuế, hoàn thiện thủ tục hoàn thuế; cập nhật kê khai thông tin về doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử Chính phủ và đã bị lừa. Đó là, ông Hồ văn H. (SN 1957), trú tại phường Phú Nhuận (TP. Huế - chủ một cửa hàng kinh doanh) bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 290 triệu đồng. Ông Lê Đình T. (SN 1960), trú tại phường Kim Long (TP. Huế - chủ của một phòng khám đa khoa) bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt hơn 140 triệu đồng.
Chi cục Thuế TP. Huế khẳng định, cơ quan thuế không cho phép cán bộ, công chức sử dụng điện thoại gọi cho người nộp thuế đề nghị cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, giải quyết các thủ tục liên quan đến thuế qua điện thoại.
Ngày 16/5, Công an tỉnh tiếp tục phát đi thông tin cảnh báo trên dịch vụ đô thị thông minh – Hue-S đến người dân trên địa bàn tỉnh cảnh giác thủ đoạn các đối tượng giả danh công an gọi điện lừa người dân cập nhật CCCD.
Lợi dụng việc cơ quan chức năng đã và đang thông báo quy trình đổi, cấp mới thẻ CCCD, các đối tượng lừa đảo tự xưng là cán bộ công an gọi điện yêu cầu người dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin CCCD để lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản.
Khi chiếm được quyền điều khiển điện thoại, các đối tượng lấy cắp mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng và mã OTP giao dịch, thực hiện các lệnh chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản.
Để phòng tránh, người dân cần nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi lạ, tin nhắn có liên quan tới cán bộ của các cơ quan chức năng; không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và không làm theo các yêu cầu qua điện thoại.
Tuyệt đối không bấm vào các đường link nhận được qua tin nhắn, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc qua link hoặc file Apk. Chỉ truy cập, tải và cài đặt ứng dụng chính thức thông qua Google Play và Apple Store.
Sử dụng những phương thức bảo vệ tài khoản sinh trắc học như vân tay, nhận diện khuôn mặt... để đăng nhập ứng dụng ngân hàng và các ứng dụng thanh toán khác. Không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại.
Công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, đa dạng với các loại hình, sự tiện ích của công nghệ cùng đi kèm với những vấn đề rắc rối, nếu như mọi người không am hiểu về không gian mạng. Biện pháp phòng tránh tốt nhất để không mắc bẫy của bọn lừa đảo là người dân cần hết sức cảnh giác. Khi đối diện với những tình huống bất ngờ, người dân cần hết sức bình tĩnh, dùng nhiều cách kiểm chứng lại thông tin; tuyệt đối không nóng vội thực hiện theo yêu cầu chuyển tiền của đối tượng.
Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã và đang triển khai các biện pháp để đấu tranh với các loại tội phạm này. Tuy nhiên, mọi người dân cũng cần phải đặc biệt lưu ý, để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Công an tỉnh và công an các địa phương trong tỉnh luôn lưu ý người dân thực hiện khẩu hiệu “4 không”, “2 phải” để phòng, chống lừa đảo qua mạng. Đó là, không sợ khi nhận điện thoại, tin nhắn của các đối tượng; không tham lam những món quà, tài sản mà các đối tượng đưa ra; không kết bạn với người lạ; không chuyển khoản khi không quen biết. Phải thường xuyên cảnh giác, bảo mật thông tin cá nhân; phải liên hệ với cơ quan công an khi có nghi ngờ lừa đảo. |