【nhận định atlas】Bỏ khung giá đất là phù hợp ?
Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là bỏ khung giá đất do Chính phủ ban hành định kỳ 5 năm/lần. Đây được xem là quy định sẽ là “cởi trói” cho bảng giá đất địa phương,ỏkhunggiđấtlphhợnhận định atlas giúp cho việc định giá đất phù hợp với giá thị trường.
Việc bỏ khung giá đất theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ giúp giá đất bồi thường khi thu hồi đất sát hơn với giá thị trường.
Luật Đất đai hiện hành quy định Chính phủ ban hành khung giá đất 5 năm/lần (Điều 113). Căn cứ vào khung giá đất này, UBND các tỉnh, thành phố sẽ xây dựng bảng giá đất làm căn cứ thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, thuế sử dụng đất... Bảng giá có thời hiệu 5 năm, được điều chỉnh hệ số hàng năm nhưng vì bị giới hạn bởi khung giá đất nên theo đánh giá vẫn còn nhiều bất cập.
Tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ông Nguyễn Văn Bền, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng, điểm hạn chế của khung giá đất hiện hành là còn thấp, đặc biệt là đất nông nghiệp. Khung giá đất thấp dẫn đến bảng giá đất không thể điều chỉnh sát với giá thị trường, từ đó định giá cụ thể để bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất không thể cao, phần nào gây thiệt thòi cho người dân.
“Khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của người dân, ngoài bồi thường bằng tiền còn hỗ trợ chuyển đổi nghề với mức tối đa 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất. Tuy nhiên, do bảng giá đất nông nghiệp thấp thì tiền hỗ trợ cho người dân thấp”, ông Bền cho biết.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Đoàn Minh Thanh, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, huyện Vị Thủy, cho rằng, bảng giá đất thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Điều này xảy ra 2 vấn đề, định giá đất cụ thể để bồi thường không sát thị trường, rất khó giải phóng mặt bằng; phát sinh việc lợi dụng giá trong bảng giá để ghi sai số tiền giao dịch đất đai trong hồ sơ nhằm giảm nghĩa vụ thuế khi thực hiện các giao dịch.
Hiện nay, theo quy định, nguyên tắc định giá đất phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường nhưng thực tế hiện nay, giá đất của Nhà nước quy định thường thấp hơn giá đất thị trường. Điều này dẫn đến bất cập, khó khăn khi thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng khiến người bị thu hồi đất thiệt thòi và không đồng thuận.
Theo ông Nguyễn Thành Thật, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Châu Thành, theo quy định tại Điều 153 của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về giá đất thì đại đa số ý kiến người dân đều thống nhất đồng tình bỏ khung giá đất.
“Cùng với đó, tôi cho rằng để xác định giá đất, chúng ta có thể xác định giá dựa trên hợp đồng, giao dịch thực tế của loại đất đó, cùng mục đích đã chuyển nhượng của cá nhân. Chúng ta sẽ không lấy mức bình quân như trước đây, mà lấy theo giá trị người dân đã nộp thuế, tiền sử dụng đất, khi Nhà nước bồi thường thì xem xét bồi thường theo giá thực tế này là phù hợp và người dân sẽ đồng thuận cao hơn”, ông Thật chia sẻ.
Cùng nhận định, bỏ khung giá đất là cơ sở để xây dựng bảng giá đất tiệm cận với giá đất cụ thể, ông Lê Hoàng Ngân, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ và dự toán, pháp chế, Cục Thuế tỉnh, cho rằng, việc bỏ khung giá đất sẽ giúp giá đất được điều chỉnh linh hoạt hơn, khi đó, quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của người sử dụng đất sẽ song hành. Nghĩa là Nhà nước đền bù, hỗ trợ và thu tiền sử dụng đất, thuế đất cùng một giá, cơ chế 2 giá như thực tế hiện nay sẽ bị xóa bỏ, nguồn thu ngân sách từ đất đai không bị thất thoát.
Ông Ngân cũng kỳ vọng luật sẽ quy định chi tiết hơn nữa để các đơn vị tư vấn, định giá có thể dễ dàng điều tra, khảo sát giá thị trường; đơn vị thẩm định giá có cơ sở đưa ra quyết định giá đất cụ thể phù hợp nhất.
Thực tế cho thấy, xây dựng bảng giá đất phù hợp với giá thị trường là giải pháp căn cơ để khắc phục các tồn tại và nâng cao hiệu quả quản lý đất đai. Bỏ khung giá đất là điều kiện để các địa phương có thể linh hoạt hơn trong việc ban hành giá đất. Tuy nhiên, Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của đơn vị tư vấn, định giá, thẩm định giá; xây dựng và công khai dữ liệu về giá đất làm cơ sở cho việc xây dựng bảng giá và minh bạch thị trường đất đai.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ khung giá đất, thay vào đó là bảng giá đất do UBND cấp tỉnh xây dựng hàng năm (Điều 153 dự thảo). Bảng giá đất sẽ được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường và được áp dụng tính để tiền thuê đất, sử dụng đất, thuế chuyển nhượng, tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai,… |
Bài, ảnh: B.B