您现在的位置是:88Point > Nhận Định Bóng Đá
【ty so ngoại hạng anh】Quản lý nợ công: Cần khuôn khổ pháp lý linh hoạt hơn
88Point2025-01-24 23:41:31【Nhận Định Bóng Đá】8人已围观
简介Sau loạt bài về bức tranh nợ công Việt Nam, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Vũ Hoàng Qu ty so ngoại hạng anh
Sau loạt bài về bức tranh nợ công Việt Nam,ảnlýnợcôngCầnkhuônkhổpháplýlinhhoạthơty so ngoại hạng anh phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Vũ Hoàng Quyên, ông Sebastian Eckardt, ông Rodrigo Cabral, là các chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), những người đã tham gia nhiều chương trình hỗ trợ, tư vấn cho Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân sách.
* PV: Nhiều ý kiến đang lo ngại nợ công Việt Nam sắp vượt trần quy định. Thưa ông Sebastian Eckardt, việc vượt trần này có ý nghĩa thế nào về mặt kinh tế? Đâu là điều cần chú ý nhất với tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay?
Ông Sebastian Eckardt |
- Ông Sebastian Eckardt:Trần nợ hiện nay là một mốc quan trọng cho chính sách tài khóa. Nó cho thấy nhu cầu đánh giá thận trọng tình hình tài khóa và cần tiến hành các biện pháp điều chỉnh để đảm bảo nền tài chính công vẫn theo hướng bền vững. Tác động kinh tế trực tiếp của việc vượt trần có lẽ không nhiều, không có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ nợ trên GDP bằng 64% hay 66%. Tôi cho rằng điều quan trọng ở thời điểm này là Chính phủ phải cam kết mạnh mẽ về chính sách tài khóa cẩn trọng và cụ thể là phải kiềm chế bất cân đối ngân sách trong trung hạn. Vạch ra các chỉ tiêu tài khóa rõ ràng và đáng tin cậy, bao gồm cả hạn mức về tỷ lệ nợ trên GDP có thể giúp làm được điều đó.
* PV: Thưa ông Rodrigo Cabral, hiện nay, việc thống kê nợ công chưa thống nhất với quốc tế. Việt Nam cũng chưa có các bộ công cụ quản lý nợ, phòng ngừa rủi ro nợ công chuyên nghiệp, theo tiêu chuẩn quốc tế, khiến việc quản lý nợ phần nào thiếu sự linh hoạt, chủ động. Theo ông, Việt Nam cần làm gì để khắc phục?
- Ông Rodrigo Cabral:Về thống kê nợ, hiện chuẩn mực quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ban hành đưa ra định nghĩa rất rộng về nợ công, bao gồm chẳng hạn như nợ của doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng quốc doanh. Mặc dù phạm vi rộng như vậy có thể giúp ta hiểu được nguy cơ đầy đủ của khu vực công nói chung, nhưng trong thực tế các quốc gia có rất nhiều cách xác định và ghi chép số liệu thống kê nợ công. Ở hầu hết các quốc gia, nợ công bao gồm nợ của Chính phủ (toàn khu vực công). Đây cũng là trường hợp của Việt Nam vì nợ công bao gồm nợ của trung ương và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó còn có một số đặc thù khác. Chẳng hạn, Việt Nam đưa bảo lãnh vào định nghĩa nợ công, đó cũng là một thông lệ rất cẩn trọng. Điều quan trọng là đưa ra định nghĩa rõ ràng cái gì đưa vào và cái gì không đưa vào các báo cáo để cho người đọc có thể diễn giải một cách có ý nghĩa về số liệu thống kê nợ.
Ông Rodrigo Cabral |
Liên quan đến quản lý nợ chuyên nghiệp, Việt Nam đã có những bước đi quan trọng để tăng cường chức năng quản lý nợ. Chẳng hạn, với sự hỗ trợ của WB và Cục Kinh tế Nhà nước Thụy Sỹ (SECO), Bộ Tài chính đã xây dựng Chiến lược quản lý nợ trung hạn, nhằm đánh giá có hệ thống về chi phí và rủi ro liên quan đến từng nguồn huy động khác nhau, đồng thời vạch ra chiến lược rõ ràng để định hướng lựa chọn. WB cũng đã phối hợp với Chính phủ trong đợt phát hành trái phiếu năm 2014, áp dụng phương án chào thầu phát hành đổi nợ khá thành công. Trong nghiệp vụ này, ngoài chuyện phải huy động được lượng vốn cần thiết, Việt Nam còn có thể giảm khối lượng dư nợ của hai loại trái phiếu quốc tế khác - giảm rủi ro đảo nợ cho Chính phủ. Như vậy, ta có thể thấy Chính phủ đã bắt đầu áp dụng quản lý rủi ro chủ động.
Trong thời gian tới, Chính phủ đang tìm cách tiếp tục tăng cường các chức năng nợ để đáp ứng nhu cầu liên quan đến tình trạng quốc gia thu nhập trung bình và chuẩn bị để vay nợ nhiều hơn theo cơ chế thị trường. Việc này bao gồm các bước nhằm củng cố khuôn khổ pháp lý, trong đó Luật Quản lý nợ công có vai trò hết sức quan trọng để hình thành nên khuôn khổ tạo thuận lợi để cơ quan quản lý nợ có đủ thẩm quyền và tự chủ nhằm xử lý và tận dụng các diễn biến trên thị trường. Cuối cùng, theo thông lệ quốc tế, Việt Nam có thể phải cân nhắc thành lập cơ quan quản lý nợ thống nhất và hiện đại, chịu trách nhiệm về toàn bộ các nghiệp vụ quản lý nợ, cho dù là nợ trong nước hay nước ngoài.
* PV: Từ năm 2015, cơ cấu nợ công đã thay đổi dần theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước, giảm tỷ lệ nợ nước ngoài. Tốc độ huy động nợ công năm 2015 cũng giảm (bình quân tăng 16,7% trong giai đoạn 2010 – 2015, trong đó riêng năm 2015 giảm 6,7%). Điều này có ý nghĩa gì, thưa ông Sebastian Eckardt?
- Ông Sebastian Eckardt:Chuyển dịch cơ cấu sang sử dụng nợ trong nước nhiều hơn là rất đúng với chiến lược quản lý nợ của Chính phủ. Sử dụng nợ trong nước có nhiều ưu điểm, như không phải chịu rủi ro tỷ giá và giúp kích thích phát triển các thị trường vốn trong nước. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, một điều trở nên rõ ràng hơn là phát triển được thị trường trong nước cũng như mạng lưới nhà đầu tư trong nước được coi là hết sức quan trọng để nâng cao khả năng chống chọi với các cú sốc bên ngoài của quốc gia. Có được một thị trường lành mạnh cũng tạo ra chuẩn mực cho các tổ chức phát hành tư nhân và hỗ trợ sự phát triển của toàn bộ hệ thống tài chính - qua đó giúp ích chung cho nền kinh tế. Vì vậy điều này được cho là rất tích cực.
Hiện nay đúng là đang có một số thách thức được nhiều người quan tâm về thị trường nợ trong nước. Vì mạng lưới các nhà đầu tư trong nước chủ yếu là các ngân hàng thương mại, họ có nhu cầu nhiều hơn về kỳ hạn ngắn trong khi nhu cầu về kỳ hạn dài lại hạn chế. Bên cạnh đó, chi phí huy động nợ trong nước theo mệnh giá cũng cao hơn so với nguồn nợ ưu đãi nước ngoài mà Việt Nam đang được dựa vào. Điều này càng cho thấy phải tập trung phát triển mạng lưới nhà đầu tư đa dạng hơn. Chẳng hạn như khuyến khích thành lập nhiều quỹ hưu trí tư nhân, vì họ thường đầu tư vào các tài sản dài hạn, cũng là bước đi hữu ích cho vấn đề này.
* PV: Từ những vấn đề đặt ra với nợ công Việt Nam, thưa bà Vũ Hoàng Quyên, chúng ta có nên đặt vấn đề sớm sửa đổi Luật Quản lý nợ công (QLNC) và đâu là những điểm quan trọng nhất cần sửa đổi trong Luật QLNC?
Bà Vũ Hoàng Quyên |
- Bà Vũ Hoàng Quyên:Luật QLNC ban hành năm 2009, là một bước tiến quan trọng trong tăng cường khuôn khổ thể chế cho QLNC.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu khác đối với công tác QLNC. Do vậy chúng tôi thống nhất với quan điểm của các cơ quan có thẩm quyền về sự cần thiết đánh giá và cân nhắc sửa đổi Luật QLNC hướng tới một khuôn khổ pháp lý và tác nghiệp năng động hơn để QLNC hiệu quả hơn. Là một quốc gia có thu nhập trung bình, Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn hơn về nguồn vay nợ,
từ cả thị trường vốn trong nước và quốc tế. Để có thể nắm bắt những cơ hội này, đồng thời cũng quản lý các rủi ro liên quan, tư duy về QLNC cần phải thay đổi từ huy động nguồn lực thuần túy sang quản lý nợ theo kết quả, với các mục tiêu, chiến lược, và đánh giá thực hiện rõ ràng. Vì vậy, sửa đổi Luật được coi là rất phù hợp ở thời điểm này.
Theo đề nghị của Bộ Tài chính, WB đang phối hợp với SECO cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc sửa đổi một số nội dung trong Luật hiện hành với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ của Chính phủ, phù hợp với thông lệ lành mạnh quốc tế.
* PV: Năm 2016 - 2020, Việt Nam lần đầu tiên sẽ thực hiện kế hoạch tài chính trung hạn. Để đảm bảo tính ổn định, bền vững của ngân sách trong thời kỳ này, theo ông Sebastian Eckardt kế hoạch tài chính trung hạn cần chú trọng những nguyên tắc nào?
- Ông Sebastian Eckardt:Câu hỏi này đã khép lại vấn đề một cách trọn vẹn. Cho phép tôi nêu ra một số điểm mà tôi cho là quan trọng. Thứ nhất là
chính sách tài khóa cẩn trọng. Như đã nêu trên, một định hướng quan trọng trong 5 năm tới là tập trung giảm bội chi và ổn định nợ công. Việc đưa ra một kế hoạch củng cố tài khóa đáng tin cậy không chỉ làm giảm nhu cầu huy động tổng thể mà còn giảm chi phí vay qua việc nâng cao lòng tin của nhà đầu tư và cải thiện định mức tín nhiệm của Việt Nam.
Chính phủ đã cam kết tăng cường kỷ cương ngân sách, tuy nhiên, cam kết đó phải được cân nhắc với những cải cách nhằm tạo dư địa tài khóa để duy trì mức chi đầu tư cần thiết cho hạ tầng và chi cho dịch vụ công thiết yếu. Chính vì vậy, điều quan trọng là chất lượng điều chỉnh, bao gồm kết hợp cân đối giữa các biện pháp thu và chi, đồng thời tập trung mạnh vào nâng cao hiệu suất chi tiêu, thay vì cắt giảm đồng đều các nhu cầu chi đầu tư và chi tiêu được chủ động.
Điểm thứ hai cũng quan trọng không kém liên quan đến quản lý nợ. Thách thức ở đây là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu huy động cho ngân sách một cách hiệu quả, có quan tâm đầy đủ đến những rủi ro về danh mục nợ. Điều này được thực hiện trong bối cảnh cơ hội tiếp cận vốn ODA trở nên hạn chế hơn, còn các thị trường vốn toàn cầu có thể đặt lãi suất cao do dự báo thắt chặt tiền tệ ở Hoa Kỳ, trong khi các thị trường trong nước vẫn còn tương đối nông. Vì vậy nhiệm vụ này rõ ràng không hề dễ, nhưng qua sử dụng Chiến lược quản lý nợ trung hạn, Chính phủ có thể cân nhắc thận trọng các phương án khác nhau, và áp dụng cách tiếp cận có chiến lược và có hệ thống để xác định ra cách kết hợp các nguồn huy động cho phù hợp nhất.
*PV: Xin cảm ơn các chuyên gia!
Một số điểm cơ bản trong các khuyến nghị của WB Luật QLNC và Luật Ngân sách Nhà nước cần phải phân biệt rõ hơn giữa chức năng chính sách tài khóa với chức năng quản lý nợ. Chính sách tài khóa liên quan tới việc xác định mức bội chi ngân sách và theo đó là nhu cầu huy động nguồn lực tổng thể và mức nợ. Công tác quản lý nợ liên quan tới việc huy động các khoản vay nợ cụ thể và tối ưu hóa các phương án đánh đổi giữa chi phí - rủi ro trong danh mục nợ. Từ đó đảm bảo trách nhiệm giải trình, tránh được các mục tiêu chồng chéo, thậm chí có thể mâu thuẫn nhau. Luật QLNC sửa đổi tạo cơ hội thể chế hóa việc xây dựng Chiến lược quản lý nợ trung hạn để định hướng cho các quyết định vay nợ cụ thể dựa trên những phân tích thấu đáo về mức chi phí và rủi ro, gắn với từng phương án vay nợ khác nhau. Thiếu một chiến lược như vậy có thể dẫn đến những lựa chọn không tốt, từ đó làm tăng thêm rủi ro. Luật cần cho phép nâng cao linh hoạt để quản lý hiệu quả nợ của Chính phủ. Công tác quản lý nợ hiện đại cần được khuôn khổ pháp lý cho phép một mức độ linh hoạt nhất định để phản ứng với các thay đổi của thị trường, trong khuôn khổ của chiến lược quản lý nợ trung hạn. Luật sửa đổi cần đánh giá rủi ro tín dụng đầy đủ trước khi cho vay lại và phát hành bảo lãnh. Hỗ trợ của Chính phủ về lãi suất khi cho vay lại hay phí bảo lãnh khi bảo lãnh vốn vay, nếu có, cần được báo cáo và đưa vào dự toán ngân sách dưới hình thức một khoản chi tiêu. (Bà Vũ Hoàng Quyên - chuyên gia kinh tế cao cấp WB) |
Hoàng Yến
很赞哦!(74812)
相关文章
- Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- Apple tung "vũ khí" lợi hại gì trong 2013?
- Nét rêu phong cổ kính của khu đền tháp Mỹ Sơn
- Lumia 920 vừa lên kệ đã “cháy hàng”
- Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- TP.HCM: Lợi nhuận DNNN sụt giảm
- Cộng đồng ASEAN qua triển lãm ảnh và phim phóng sự
- Ông Tây “khác người” và bảo tàng độc nhất vô nhị ở Việt Nam
- Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- Tài sản của tỷ phú Anh suy giảm lần đầu tiên kể từ khủng hoảng 2008
热门文章
站长推荐
Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
Phi hành gia Trung Quốc sẽ giảng bài từ vũ trụ
Nhiều điều thú vị về cộng đồng ASEAN được trưng bày
Khung robot cho công nhân nhà máy điện hạt nhân
Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
hotface, NSƯT Minh Vương: Vợ trẻ nhưng vẫn... khỏe!
Điểm chuẩn nhiều trường đại học dự kiến tăng 0,5
Kinh tế Đức mất khoảng 390 tỷ Euro do dịch bệnh
友情链接
- Áp thuế chống bán phá giá với đường Thái Lan: Tạo cạnh tranh minh bạch cho mía đường nội
- Đời tư của 5 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam: Người sống xa hoa, người học dang dở
- Ngày 4/9: Giá heo hơi liên tục đi ngang với mức thấp nhất 55.000 đồng/kg
- Điều chỉnh tăng thu qua rà soát hồ sơ khai thuế
- Diệp Lâm Anh sau ly hôn: Nhan sắc thăng hạng, được tặng biệt thự tiền tỷ
- OPPO Reno13 lộ diện trước ngày ra mắt
- Doanh nghiệp TPHCM nợ thuế hơn 27.000 tỷ đồng
- Sau năm mối tình tan vỡ, ca sĩ Yến Lê hiện tại ra sao?
- Ngày 29/8: Giá cà phê và cao su tăng, hồ tiêu ổn định
- Việt Nam – New Zealand: Tận dụng lợi thế từ các FTA, gia tăng kim ngạch thương mại