【tỉ số và tỷ lệ 2in1】Xây dựng chính phủ điện tử phải lấy người dân làm trung tâm

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền chủ trì điểm cầu tỉnh Bình Phước

Theựngchiacutenhphủđiệntửphảilấyngườtỉ số và tỷ lệ 2in1o báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2019, việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025 đã có chuyển biến cơ bản trong việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Hiện tại, 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với trục liên thông văn bản quốc gia. Tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi qua mạng tăng từ 72% năm 2018 lên 86,5% năm 2019, rất gần so với mục tiêu 2020 là 90%. Tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tăng từ 3% năm 2018 lên 27% năm 2019. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 tăng hơn 2 lần, từ 4,55% năm 2018 lên 10,76% năm 2019.

Hội nghị đã triển khai nhiệm vụ năm 2020 với các nhóm mục tiêu chính: 100% bộ, ngành địa phương có nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu. Xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng thành hạ tầng số của chính phủ điện tử. Xây dựng trung tâm giám sát quốc gia về chính phủ điện tử. Chuyển đổi máy 2G lên điện thoại thông minh. Phát triển ứng dụng Chính phủ điện tử trên nền tảng di động.

Để thực hiện thành công Nghị quyết số 17/NQ-CP, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, đó là: phải có sự cam kết của người đứng đầu, có một chiến lược xuyên suốt, luôn lấy người dân làm trung tâm, có một cơ quan điều phối thống nhất, phân bổ nguồn ngân sách cho chính phủ điện tử, phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin mạnh và phải hình thành được văn hóa số.