【mu man city trực tiếp】Học viên không đeo phù hiệu khi tập lái, đề xuất phạt giáo viên
Học viên không đeo phù hiệu,ọcviênkhôngđeophùhiệukhitậpláiđềxuấtphạtgiáoviêmu man city trực tiếp sẽ phạt tiền giáo viên
Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó có hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe.
Cụ thể, tại Điều 38, dự thảo Nghị định đề xuất phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng đối với giáo viên dạy thực hành để học viên không có phù hiệu “Học viên tập lái xe” hoặc có phù hiệu nhưng không đeo khi lái xe tập lái.
Đặc biệt, giáo viên không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy; giáo viên dạy thực hành không mang theo giấy phép lái xe tập lái hoặc mang theo giấy phép lái xe tập lái đã hết hạn sử dụng cũng bị phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng.
Các cơ sở đào tạo lái xe sẽ đối diện với mức phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng nếu sử dụng xe tập lái không có mui che mưa nắng.
Trong trường hợp cơ sở đào tạo bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn, giáo viên thực hành không ngồi bên cạnh bổ trợ tay lái cho học viên, sử dụng xe tập lái không có giấy phép xe tập lái hoặc có nhưng hết hạn, không gắn biển xe "Tập lái" trên xe theo quy định, không ghi tên cơ sở đào tạo, số điện thoại ở mặt ngoài hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe theo quy định… thì bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng.
Mức phạt trên cũng áp dụng đối với cơ sở đào tạo không có đủ số lượng giáo viên dạy thực hành lái xe các hạng để đáp ứng với lưu lượng thực tế đào tạo tại các thời điểm; hoặc trung tâm đào tạo để người dự sát hạch mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết, lên xe sát hạch hoặc có hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch.
Mức phạt tiền 5 - 10 triệu đồng được áp dụng đối với các hành vi:
Cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch tổ chức tuyển sinh, đào tạo vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép; không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 2 khóa đào tạo trở lên.
Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thời gian, quãng đường học thực hành của học viên hoặc có các thiết bị đó nhưng không hoạt động theo quy định.
Trung tâm sát hạch lái xe không có đủ màn hình để công khai hình ảnh giám sát phòng sát hạch lý thuyết, kết quả sát hạch lái xe theo quy định hoặc có đủ màn hình nhưng không hoạt động theo quy định trong quá trình sát hạch.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng đề xuất phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo cho học viên sai quy định.
Cân nhắc tăng mức xử phạt
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết, qua nghiên cứu dự thảo Nghị định, ông nhận thấy tại Điều 38 cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu kỹ lưỡng về hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe.
Theo đó, cơ quan soạn thảo đã nhận diện khá đầy đủ về những vi phạm có thể diễn ra và mức độ nghiêm trọng của các sai phạm, từ đó đề xuất mức xử phạt cụ thể.
Tuy nhiên, ông Quyền cho rằng đối với các mức phạt cụ thể như dự thảo đưa ra, cần tham chiếu tình hình thực hiện xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực này thời gian qua.
“Nếu việc xử phạt đã thực hiện theo nguyên tắc mọi vi phạm phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật mà tình hình vi phạm vẫn không giảm, thì cần thiết phải nâng mức phạt lên. Và việc nâng mức xử phạt lên có khắc phục được các tồn tại hay không?
Đây là những nội dung cần được nghiên cứu cụ thể hơn. Bởi vì theo tôi, chỉ riêng giải pháp nâng mức xử phạt sẽ không giải quyết được vấn đề mà cần nhiều giải pháp đồng bộ như tuyên truyền phổ biến giáo dục, thực thi pháp luật thực sự nghiêm minh và kịp thời”, ông Quyền góp ý.
Theo ông Quyền, đề xuất mức phạt 600 - 800 nghìn đồng chung cho lỗi giáo viên dạy thực hành để học viên không có phù hiệu “Học viên tập lái xe” hoặc có phù hiệu nhưng không đeo khi lái xe tập lái là chưa hợp lý.
“Bởi vì trường hợp có phù hiệu nhưng không đeo nhiều khi chỉ là do sơ suất chưa đeo hoặc vô tình quên không mang theo. Lỗi này nguy cơ gây hậu quả ít hơn so với trường hợp không có phù hiệu (do học viên ngoài danh sách đào tạo- PV). Đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát ở các điều khoản khác”, ông Quyền kiến nghị.
Cán bộ một trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe cho biết luôn mong muốn Nhà nước xây dựng hoàn thiện các quy định của pháp luật để quản lý lĩnh vực này theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch.
Vị này đề nghị cơ quan quản lý nhà nước khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật cần xem xét thận trọng, có khảo sát thực tế, đánh giá tác động, xem xét đến chi phí tổ chức thực hiện và lựa chọn phương án tối ưu.
“Các quy định mà chi phí tổ chức thực hiện lớn thì cần thận trọng để làm sao giữ ổn định, bởi vì mỗi lần thay đổi là các cơ sở phải tăng thêm chi phí, đẩy học phí đào tạo, chi phí sát hạch lên cao”, vị này nói.