【kkqbd】Cần quy định rõ hơn về phân cấp nguồn thu

can quy dinh ro hon ve phan cap nguon thu

Thu NSTW được hưởng theo phân cấp chiếm bình quân khoảng 66-70% tổng thu NSNN. Ảnh Internet.

Theầnquyđịnhrõhơnvềphâncấpnguồkkqbdo đó, Uỷ ban Tài chính- Ngân sách đồng ý với đề nghị trên vì cho rằng, để thực hiện quy định của Hiến pháp, dự thảo Luật NSNN cần làm rõ NSNN là thống nhất, có phân cấp quản lý và bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, thể hiện rõ nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gắn với nhiệm vụ chi quốc gia.

Đồng thời, dự thảo Luật cần phân cấp rõ chức năng, nhiệm vụ gắn liền với phân cấp ngân sách giữa Trung ương và địa phương, theo đó, xác định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong quyết định dự toán NSNN, tránh trùng lắp và hình thức.

Để đáp ứng yêu cầu đó, theo Ủy ban Tài chính- Ngân sách, dự thảo Luật phải sửa đổi theo hướng quy định các khoản thu, nhiệm vụ chi sao cho thể hiện rõ vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.

Theo đó, thu ngân sách cần xem xét lại việc quy định các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% để bảo đảm thu ngân sách trung ương phải là các khoản thu quan trọng. Trong đó, có đề nghị thực hiện theo phương án: Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% bao gồm các khoản thu như dự thảo và các nguồn thu từ thuế Tiêu thụ đặc biệt.

Với tư cách là cơ quan thẩm tra, Ủy ban Tài chính- Ngân sách cho rằng, phương án trên là hợp lý và khả thi hơn vì mặc dù theo quy định của Luật, ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vai trò này đang bị giảm sút do nguồn thu của ngân sách trung ương hạn chế trong khi nhiệm vụ chi ngày càng tăng.

Mặt khác, trong thời gian tới, khoản thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ ngày càng thu hẹp do thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết quốc tế; thu từ dầu thô không chắc chắn do giá dầu thô phụ thuộc giá thế giới và có xu hướng giảm; giảm các khoản thu phân chia; vay nợ của Chính phủ cũng sẽ giảm do nợ công đang tiệm cận đến giới hạn cho phép… Vì vậy, cần bổ sung các nguồn thu từ thuế Tiêu thụ đặc biệt là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% và quy định rõ hơn các hoa lợi gắn với tài sản thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan trung ương quản lý cũng thuộc khoản thu này.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính- Cơ quan soạn thảo, theo quy định của Dự thảo Luật NSNN (sửa đổi), thu ngân sách trung ương được hưởng theo phân cấp chiếm bình quân khoảng 66- 70% tổng thu NSNN, nếu tính cả bội chi NSNN chiếm khoảng 70- 75% tổng nguồn thu NSNN; thu ngân sách địa phương theo phân cấp (chưa kể số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP) chiếm bình quân khoảng 25- 30% tổng nguồn NSNN, do vậy, ngân sách trung ương đã chiếm vai trò chủ đạo. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị không lựa chọn phương án này mà giữ nguyên như Dự thảo.

Đánh giá thực hiện Luật NSNN hiện hành, Bộ Tài chính cho biết, phân cấp quản lý NSNN tiếp tục đảm bảo được vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương. Các nguồn thu lớn, quan trọng của quốc gia được phân cấp 100% cho ngân sách trung ương (các khoản thu từ dầu, khí; các khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán tập trung,...), do đó thu ngân sách trung ương được hưởng theo phân cấp chiếm bình quân khoảng 66-70% tổng thu NSNN, nếu tính cả bội chi NSNN chiếm khoảng 70-75% tổng nguồn NSNN, thu ngân sách địa phương theo phân cấp (chưa kể số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương) chiếm bình quân khoảng 25-30% tổng nguồn NSNN, do vậy ngân sách trung ương đã đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ quan trọng của đất nước (đầu tư các chương trình, dự án hạ tầng quan trọng của đất nước, đảm bảo nhiệm vụ chi quốc phòng, an ninh, đối ngoại,...) và hỗ trợ các địa phương khó khăn, chưa tự cân đối được ngân sách.

Theo Bộ Tài chính, thực hiện Luật NSNN hiện hành đã giúp tăng cường phân cấp nguồn thu gắn với quy định thời kỳ ổn định ngân sách địa phương cho các địa phương và trao quyền cho địa phương trong việc quyết định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương đã nâng cao vai trò và trách nhiệm, tạo chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong việc quan tâm nuôi dưỡng nguồn thu; khai thác nguồn thu trên địa bàn.

Tốc độ thu NSNN hàng năm tăng khá (giai đoạn 2004-2013 bình quân đạt trên 18%/năm và đến năm 2013, thu NSNN đã tăng gần 5,4 lần so với năm 2003), thu NSNN nhìn chung không những bảo đảm được chi thường xuyên và chi trả nợ mà còn dành tích luỹ ngày càng cao cho đầu tư phát triển (năm 2003 dành được 29.700 tỷ đồng cho chi đầu tư phát triển, năm 2012 là 95.000 tỷ đồng).