300 điểm cầu tuyến huyện kết nối khám chữa bệnh từ xa
Theámchữabệnhtừxahỗtrợtuyếncơsởtrongđiềutrịbảng xếp hạng bdno PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), trong thời gian qua, công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số y tế phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người dân đã từng bước phát triển và đạt được một số thành quả.
Các chuyên gia đầu ngành đang hội chẩn trực tuyến với các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: TL. |
Trong đó, Bộ Y tế đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách và các quy định về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế. Ngày 22/12/2020, Bộ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Ông Tường cho biết, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống quản lý văn bản điều hành, hệ thống thư điện tử trong cơ quan nhà nước, với 100% hoạt động quản lý văn bản điều hành, thư điện tử đã thực hiện trên môi trường mạng và được ký số, thực hiện kết nối liên thông với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành và 63 UBND tỉnh, thành phố, công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Triển khai thành công và có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế, xây dựng cổng dịch vụ công trực tuyến kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Một cửa ASEAN, ngày 30/6/2020 đã hoàn thành 100% thủ tục hành chính của Bộ Y tế triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, về đích trước thời hạn 5 năm Chính phủ giao…
“Đặc biệt, Bộ Y tế xây dựng hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) và kết nối vạn vật trong y tế. Ngày 22/6/2020, Bộ đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" giai đoạn 2020-2025 với 2 mục tiêu căn bản, đó là tất cả các cơ sở y tế trên cả nước được hỗ trợ chuyên môn liên tục, kể cả các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Đến nay, cả nước có khoảng trên 1.500 điểm cầu trung ương, tỉnh, thành phố và 300 điểm cầu tuyến huyện có thể thực hiện kết nối khám chữa bệnh từ xa” - ông Tường cho hay.
Chiến lược quan trọng của ngành Y tế
Đánh giá những tiện ích từ khám chữa bệnh từ xa, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, Đề án khám chữa bệnh từ xa và Hồ sơ sức khỏe điện tử là chiến lược quan trọng của ngành Y tế, đặc biệt trong giai đoạn tất cả các bộ, ngành đều tham gia vào chương trình chuyển đổi số quốc gia. Hai mục tiêu xuyên suốt của Đề án là: tất cả các cơ sở y tế, nhất là tuyến huyện được hỗ trợ chuyên môn liên tục và mọi người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên.
Telehealth cho phép trao đổi thông tin về bệnh nhân qua màn hình để thảo luận phác đồ điều trị, chia sẻ các kiến thức chuyên môn hoặc huấn luyện từ xa. Nâng cao kết nối giữa các bộ phận trong bệnh viện, quản lý các dữ liệu nhạy cảm (như bệnh án) một cách bảo mật.
Theo ông Khuê, thông qua nền tảng này, người dân có thể dễ dàng theo dõi sức khỏe qua ứng dụng hoặc website, kết nối với bác sĩ qua hình thức gọi điện, nhắn tin, đặt lịch khám, tương tác với người thân, người có cùng bệnh và cập nhật thông tin hướng dẫn điều trị. Cơ sở y tế có thể lập phác đồ theo dõi cho từng bệnh nhân, quản lý tình trạng sức khỏe hàng ngày, cảnh báo, nhắc nhở điều trị, tương tác trực tiếp với bệnh nhân qua điện thoại, tin nhắn và chỉ định điều trị, phục hồi chức năng, tư vấn dinh dưỡng, khám lại.
Hệ thống này đáp ứng đầy đủ 6 lĩnh vực theo tiêu chuẩn hệ thống khám chữa bệnh từ xa mà Bộ Y tế ban hành, gồm: Tư vấn y tế từ xa; Hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; Hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; Hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa; Hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa; Đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
“Đồng thời, hệ thống cũng được tích hợp các công nghệ hiện đại nhất trên thế giới nhưng phù hợp với điều kiện và trực trạng chung của ngành Y tế vào một nền tảng chung. Điều này giúp triển khai đồng loạt hệ thống Telehealth tại hàng ngàn bệnh viện và cơ sở y tế trong cả nước” - ông Khuê cho biết./.
Ngày 6/9/2021, Bộ Y tế đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế về việc cho phép các bệnh viện lập phòng khám từ xa để tư vấn và điều trị người mắc Covid-19 tại nhà. Để triển khai hoạt động này, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện xây dựng kế hoạch cụ thể của phòng khám về tổ chức nhân sự, trang thiết bị, cơ sở vật chất, quy chế hoạt động trình giám đốc các bệnh viện phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện. Các bác sĩ sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện có như Zalo, Zoom, Viber, Messenger, ứng dụng sổ quản lý sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử… để hỗ trợ hiệu quả nhất cho người bệnh. Với hệ thống Telehealth thiết lập đầy đủ đến các cơ sở điều trị tuyến huyện sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt. Hệ thống này giúp tổ chức hội chẩn trực tuyến từ xa để nắm bắt và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân Covid-19 và cả các bệnh khác. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị kịp thời, hạn chế quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19. |